Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Đông y hỗ trợ trị viêm tai giữa Y học cổ truyền

Viêm tai giữa (VTG) là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ), thường có tạo dịch trong hòm nhĩ.
viêm tai giữa">viêm tai giữa (VTG) là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ), thường có tạo dịch trong hòm nhĩ. VTG xảy ra sau khi bị cảm hoặc viêm xoang, viêm amiđan, viêm hạnh nhân hầu không được điều trị dứt điểm. Bệnh rất phổ biến trong cộng đồng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm mạn tính, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp-xe não, viêm màng não, viêm não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân VTG là do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Bệnh lúc đầu là cấp tính, nếu không điều trị triệt để sẽ trở thành mạn tính hay tái phát. Người bệnh cần được khám chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của thầy Thu*c. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số bài Thu*c Đông y hỗ trợ và điều trị.

Thể cấp tính: Nguyên nhân là do phong nhiệt, nhiệt độc xâm phạm vào can, đởm. Người bệnh có biểu hiện sốt, sợ lạnh, đau đầu, ù tai, đau trong tai, chảy mủ tai vàng đặc có dính máu, mạch huyền sác, rêu lưỡi vàng. Phương pháp chữa là sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm. Dùng một trong các bài:

Bài 1. Sài hồ thanh can thang gia giảm: sài hồ 12g, long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, kim ngân hoa 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu chảy máu và mủ tai thêm sinh địa 16g, đan bì 12g.

Bài 2. Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, đương quy 8g, cam thảo 4g, mộc thông 12g, sa tiền tử 12g, trạch tả 12g, sinh địa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu sốt cao, tai chảy mủ đặc có máu, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, thêm kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g. Nếu táo bón thêm đại hoàng 6g.

Nếu sốt ít, trong tai thấy đau tức nhiều, mủ ra ít thì bỏ sinh địa, thêm ý dĩ 16g, thuyền thoái 6g, thạch xương bồ 6g, thương truật 6g. Sắc uống ngày một thang.

Thể mạn tính: Xảy ra sau những đợt VTG cấp không được điều trị đúng cách. Bệnh chia 3 thể nhỏ là can kinh thấp nhiệt, thể thận hư hay âm hư hỏa viêm, thể tỳ hư. Tùy thể mà dùng bài Thu*c thích hợp.

Thể can kinh thấp nhiệt: Đợt cấp của VTG mạn tính. Người bệnh có triệu chứng đau nhức tai, mủ chảy đặc dính mùi hôi, lượng nhiều. Phương pháp chữa là thanh can lợi thấp. Dùng bài Long đởm tả can thang (như phần VTG cấp).

Thể thận hư hay âm hư hỏa viêm: Người bệnh có triệu chứng: tai ra mủ thường xuyên, mủ loãng, tai ù, nghe kém, người bệnh hoa mắt chóng mặt, ngủ ít, lưng gối đau mỏi, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Phương pháp chữa là dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu. Dùng một trong các bài:

Bài 1. Tri bá địa hoàng thang: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 16g, tri mẫu 8g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, hoàng bá 8g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc làm viên hoàn, uống ngày 18g chia 3 lần (uống kéo dài).

Bài 2. Đại bổ âm hoàn: hoàng bá 12g, tri mẫu 12g, thục địa 16g, quy bản 16g. Sắc uống ngày 1 thang, hoặc làm viên hoàn uống ngày 18g chia 3 lần.

Thể tỳ hư: Gặp ở trẻ em bị VTG mạn tính. Trẻ có triệu chứng: tai chảy mủ loãng kéo dài, sắc mặt vàng bủng, ăn kém chậm tiêu, đại tiện loãng, mệt mỏi, mạch hoãn nhược. Phương pháp chữa là kiện tỳ hóa thấp. Dùng một trong các bài:

Bài 1. Thanh tỳ thang gia giảm: hoàng liên 8g, biển đậu 8g, thuyền thoái 4g, sơn dược 12g, bạch thược 8g, phục linh 8g, trạch tả 12g, cốc nha 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2. Sâm linh bạch truật tán gia giảm: đẳng sâm 12g, bạch truật 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g, sơn dược 16g, hoàng liên 8g, bạch biển đậu 16g, ý dĩ 12g, sa nhân 8g, liên nhục 12g, trần bì 8g, cát cánh 8g, hoàng bá 8g. Tất cả tán bột, uống ngày 20g chia 3 lần.

Bài 3. Bổ trung ích khí thang gia giảm: đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, đương quy 8g, sài hồ 12g, thăng ma 8g, hoàng bá 8g, hoàng liên 8g, cam thảo 4g, trần bì 6g, phục linh 12g. Tất cả tán bột, ngày uống 20g chia 3 lần.

Bài Thu*c dùng tại chỗ:

Bài 1: hoàng liên 16g, băng phiến 0,6g, bằng sa 1,2g. Các vị Thu*c tán bột. Rửa tai bằng nước muối S*nh l*, rắc Thu*c bột ngày một lần.

Bài 2: phèn phi 16g, băng phiến 0,6g, xác rắn đốt tán nhỏ 4g. Các vị Thu*c tán nhỏ. Rửa tai bằng nước muối S*nh l*, rắc bột Thu*c ngày một lần.

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dong-y-ho-tro-tri-viem-tai-giua-y-hoc-co-truyen-15183.html)

Tin cùng nội dung

  • Những biểu hiện sớm của cả viêm màng não và nhiễm trùng máu đều rất khó nhận ra vì thế nhiều phụ huynh dễ nhầm lẫn.
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Viêm màng não (Meningitis) là tình trạng viêm của màng mềm và dịch não tủy khoang dưới nhện. Viêm có thể do các nguyên nhân nhiễm trùng như virus, vi khuẩn, vi sinh vật khác, hoặc do các nguyên nhân không nhiễm trùng.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY