Người nhà tưởng bị cảm, đưa đi viện nhưng sau đó mới biết bị đột quỵ. Tứ chi cứng đờ, ngồi xuống đứng lên phải có người giúp, ăn uống khó khăn, hay bị sặc – những biểu hiện như hồi bố tôi mới bị bệnh. Hiện đang chạy chữa nhưng phục hồi rất chậm.
Năm nay tôi 35 tuổi, làm kỹ sư xây dựng, công việc cũng rất nặng nhọc. Tôi rất lo lắng, liệu đột quỵ có di truyền không? Tôi cần phải phòng ngừa như thế nào để không mắc bệnh như bố và anh tôi.
Xưa nay, đột quỵ thường xảy ra ở lứa tuổi trên 50, hay gặp vào mùa lạnh, thay đổi thời tiết đột ngột. Một số các thói quen hoặc bệnh tật khác cũng khiến bạn nằm trong nhóm “nguy cơ cao” bị đột quỵ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, hút Thu*c lá, bệnh tim mạch, nghiện rượu…
Nhưng hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ dưới 40, thậm chí ở lứa tuổi 20 cũng bị mắc bệnh đột quỵ do làm việc căng thẳng hoặc có các thói quen sinh hoạt không lành mạnh, rượu bia, Thu*c lá và thức khuya… Ngoài ra, một số người bị chứng tắc mạch máu não là do các cục máu đông xuất phát từ tim khi mắc các bệnh tim mà không kịp thời điều trị hoặc do dị dạng mạch máu não.
Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ nhưng không phải bệnh di truyền. Vì thế, bạn không nên lo lắng ngồi đợi bệnh mà cần duy trì các thói quen ăn uống, lối sống lành mạnh để hạn chế nguy cơ cho mình.
Bạn cần đi khám định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh tim mạch, mỡ máu, đái tháo đường… Tránh thức khuya, uống rượu bia, hút Thu*c nhiều, tránh làm việc căng thẳng, khi thời tiết quá lạnh nên hạn chế làm việc ngoài trời, có ra ngoài cũng mặc ấm, tránh nóng lạnh đột ngột.
Nếu bạn có các biểu hiện đau đầu dữ dội, chóng mặt ù tai, chân tay tê dại thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ khám, kịp thời điều trị…
Chủ đề liên quan:
Alobacsi.vn di truyền đột quỵ đột qụy stress tắc mạch máu não thói quen không lành mạnh truyền tuổi trung niên