Ý kiến này được nhiều chuyên gia chia sẻ trong tọa đàm trực tuyến Covid-19: Tái phân bổ nguồn lực trong điều trị tại bệnh viện và cộng đồng, do Đại sứ quán Anh tại Việt Nam phối hợp với Liên minh Sức khỏe Toàn cầu thuộc Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) tổ chức ngày 20/9.
Trước đó, nhiều chuyên gia nhận định bối cảnh giãn cách xã hội làm nổi bật tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số trong chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là nòng cốt trong chiến lược Covid@Home (điều trị Covid-19) tại nhà của Anh.
Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng nhắc đến sự thay đổi trong công tác điều trị các bệnh không lây nhiễm hậu đại dịch và ảnh hưởng của chăm sóc ban đầu (primary care) đến kết quả điều trị covid-19 cũng như các bệnh khác.
Theo tiến sĩ Christopher Hui, Chuyên gia Hô hấp & Điều trị Bệnh viện NHS Royal Free, công nghệ là một phần quan trọng, cần được đầu tư nhiều hơn nữa trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở thời kỳ hậu Covid-19.
"covid-19 đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế, dẫn tới việc tăng chi tiêu và tạo áp lực về giá. chúng ta cần công nghệ để thiết lập hệ thống y tế công cộng có khả năng phục hồi và thích nghi với môi trường mới", ông hui nói.
Theo ông, ở thế giới hậu covid-19, hệ thống y tế sẽ cố gắng giữ bệnh nhân bên ngoài bệnh viện để giải phóng năng lực và giảm lây nhiễm chéo. ngược lại, bệnh nhân cũng ngần ngại tương tác trực tiếp với hệ thống y tế vì sợ nhiễm bệnh.
Hệ thống y tế lúc này tập trung chủ yếu vào điều trị những người dễ tổn thương nhất, đồng thời làm tăng ý thức tự giác, tuân thủ của dân số nói chung.
Thực tế, trong thời kỳ Covid-19, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã đẩy mạnh triển khai mô hình y tế từ xa, tiêu biểu là điều trị các F0 tại nhà để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm tại bệnh viện.
Tại TP HCM, quận 8 thiết lập 131 tổ tư vấn theo mô hình "Chăm sóc F0 tại cộng đồng" kết hợp song song hai đội gồm chăm sóc trực tuyến qua điện thoại online (đội 1) và cấp cứu ngoại viện (đội 2). Các F0 có số điện thoại của các nhân viên chăm sóc trực tuyến và đội cấp cứu, có thể gọi đến và nói chuyện với chuyên gia ngay.
Tiến sĩ Matt Kearney Giám đốc Y tế & Giám đốc Chương trình Chăm sóc Chủ động & Bệnh tim mạch UCL Partners, nhận định đại dịch ảnh hưởng nhiều đến hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như nguồn nhân lực y tế toàn cầu. Trong hơn 18 tháng qua, các bệnh viện trên thế giới hầu hết tập trung nguồn lực điều trị Covid-19. Điều này làm gián đoạn các hoạt động, dịch vụ chăm sóc thường quy. Tỷ lệ Tu vong và mắc bệnh nghiêm trọng ở nhóm này vẫn tăng lên.
Trích dẫn Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu năm 2019, tiến sĩ Kearney cho biết nguyên nhân Tu vong hàng đầu tại Việt Nam giai đoạn 2009-2019 là đột quỵ, trong khi ở Anh là tim mạch. Cả hai nước có chung những yếu tố nguy cơ gây Tu vong và tàn tật, chẳng hạn mỡ máu cao, đường huyết cao, tăng huyết áp...
Tiến sĩ Matt Kearney Giám đốc Y tế & Giám đốc Chương trình Chăm sóc Chủ động & Bệnh tim mạch UCL Partners. Ảnh: UCL Partners
Tại Anh, 40% người bị các bệnh không lây nhiễm chưa chẩn đoán. Ở người đã được chẩn đoán, khoảng 30% chưa được điều trị theo mục tiêu. Cứ 10 người thì có ba bệnh nhân rung nhĩ, nhưng không biết để điều trị trước khi đột quỵ. Tình trạng tương tự diễn ra tại Việt Nam.
Như vậy, điều trị các yếu tố có nguy cơ chuyển hóa rất quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ Tu vong vì bệnh tật, trong đó có cả Covid-19.
Anh đang áp dụng mô hình chăm sóc chủ động UCL nhằm khôi phục và chuyển đổi chăm sóc chủ động, dự phòng cho những người mắc bệnh không lây nhiễm.
Đại dịch khiến công tác chăm sóc ban đầu thay đổi nhanh chóng, đặt ra nhiều thách thức. "Chúng ta chuyển hoàn toàn sang chăm sóc từ xa, giảm đi tiếp xúc trực tiếp và nhu cầu lâm sàng cao trong các đợt Covid-19, chuyển nguồn lực cho tiêm chủng", ông nói. Nguy cơ diễn biến xấu của các đợt bệnh lý làm tăng tỷ lệ Tu vong sớm.
Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các nước khôi phục và chuyển đổi chăm sóc chủ động cho người mắc các bệnh không lây nhiễm, đồng thời tối ưu hóa quản lý lâm sàng, tiếp cận, giáo dục và thay đổi lối sống của bệnh nhân.
Thông thường, việc chậm tiếp cận dịch vụ y tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới diễn tiến của bệnh nhân, theo tiến sĩ Helen Crawley, Đào tạo viên Quốc tế Hiệp hội Bác sĩ Đa khoa Hoàng gia Anh.
"Nếu không đưa người bệnh tới cơ sở điều trị một cách kịp thời, tính mạng của họ bị ảnh hưởng. Không thăm hỏi thường xuyên, bệnh nhân có thể bị lo lắng và trầm cảm", bà nói.
Chăm sóc ban đầu là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ nhập viện hoặc đến cơ sở y tế của bệnh nhân. Họ sẽ chỉ tới viện trong các trường hợp thực sự cần thiết.
Theo Helen Crawley, tại Anh, người dân hầu hết đăng ký dịch vụ với bác sĩ chăm sóc ban đầu (GP). Đây là bác sĩ chịu trách nhiệm điều trị tất cả các bệnh cơ bản nhất, hỗ trợ chuyển tuyến hoặc liên hệ với các dịch vụ y tế khác trong trường hợp khẩn cấp và cần sự can thiệp của chuyên khoa.
"Thông tin sức khỏe của được đưa vào hồ sơ bệnh án điện tử. Đây là hình thức chăm sóc toàn diện, trọn đời. Nó có thể ghi lại nhiều hình thức khám và điều trị cũng như xét nghiệm, tiêm chủng", bà cho biết.
Để hệ thống hoạt động hiệu quả, hồ sơ cần xác định đâu là bệnh nhân có nguy cơ cao nhất, có kế hoạch chuẩn bị có mục tiêu, chính xác. Việc phân loại bệnh nhân phù hợp giúp giảm thiểu tình trạng điều trị trùng lặp, không cần thiết, tránh lãng phí cả thời gian và nguồn lực y tế. Bác sĩ cũng liên lạc với bệnh nhân sau quá trình điều trị để lắng nghe cảm nhận của họ về dịch vụ y tế, nhu cầu tiếp theo ra sao.
Hồ sơ chăm sóc sức khỏe điện tử giúp xác nhận nhóm người yếu thế, vô gia cư, người tại vùng nông thôn để hỗ trợ điều trị hoặc tiêm chủng. Các sinh viên năm cuối tại trường y cũng được điều động, làm việc như một bác sĩ GP, để hỗ trợ mạng lưới điện thoại quốc gia, giúp giải đáp câu hỏi liên quan đến Covid-19, dịch vụ xe cấp cứu của người dân.
Hệ thống y tế xác định các vùng xanh, vùng đỏ của quốc gia trong thời điểm đại dịch và phân công cán bộ y tế phụ trách từng vùng để các dịch vụ không bị gián đoạn.