Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV và điều trị HIV/AIDS miễn phí tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 5 năm 2019, bệnh viện bắt đầu triển khai gói dịch vụ điều trị HIV/AIDS và dự phòng trước phơi nhiễm HIV (còn gọi là PrEP) tại Phòng khám SHP, tầng 1, nhà A5 - số 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

PrEP là cụm từ viết tắt của Pre-Exposure Prophylaxis trong tiếng anh, nghĩa là điều trị dự phòng trước HIV. Đối tượng là người nhiễm HIV/AIDS, vợ hoặc bạn tình người nhiễm HIV, nhóm nam quan hệ T*nh d*c đồng giới và nhóm sử dụng M* t*y, tất cả các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính), đặc biệt cần thiết với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao như những người có nhiều bạn tình, quan hệ không sử dụng bao cao su, quan hệ với người nhiễm HIV/AIDS, sử dụng bơm kim tiêm chung...

PrEP giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzim) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới. Nếu sử dụng đúng khuyến cáo, PrEP có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm HIV tới 90% và hiện được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên nên sử dụng với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Nguồn Thu*c PrEP trong năm 2019 - 2020 sẽ được Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp phát miễn phí cho các khách hàng nhờ sự hỗ trợ của Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR). Dự kiến từ nay đến cuối năm 2020, Đại học Y Hà Nội sẽ PrEP miễn phí trong vòng 12 tháng cho khoảng 1.500 đến 2.000 người.

Bệnh viện cũng sẽ tiến hành song song kế hoạch điều trị (PrEP) cho tất cả các khách hàng có nhu cầu từ tháng 5 năm 2019.

Những bệnh nhân HIV/AIDS được khám, cấp Thu*c ARV từ nguồn Quỹ Bảo hiểm Y tế. Ảnh: Dương Ngọc

Theo báo cáo của chương trình phối hợp Liên hợp quốc về HIV/AIDS, dù dịch HIV đã có xu hướng giảm nhưng vẫn có khoảng 2 triệu người phát hiện nhiễm HIV mới mỗi năm.

Tại Việt Nam, đến hết năm 2018, ước tính số người nhiễm HIV hiện còn sống là 250.000 người, trong đó hàng năm trung bình khoảng 10.000 người phát hiện nhiễm HIV mới.

Theo kết quả giám sát tại các tỉnh, thành phố, năm 2018 trong khi tỷ lệ nhiễm HIV ở hầu hết các nhóm có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích M* t*y, phụ nữ B*n d*m có xu hướng giảm nhanh thì tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ T*nh d*c đồng giới, người chuyển giới lại tăng.

Cụ thể, trước đây tỷ lệ nhiễm HIV nhóm nghiện chích M* t*y chiếm 29-30% thì nay giảm còn 9-10%, ở phụ nữ B*n d*m cũng giảm từ 5% xuống 3,4%. Riêng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ đồng giới tăng cao, từ 7,4% năm 2016 lên 11,4% năm 2018.

Theo ước tính, cả nước có khoảng 174.000 nam quan hệ T*nh d*c đồng giới (MSM) trong độ tuổi 15-49 và riêng Hà Nội có tới hơn 30.000 MSM (chiếm khoảng 17,5% số MSM cả nước).

Với mục tiêu hướng tới không còn người nhiễm HIV năm 2030, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo bên cạnh các biện pháp can thiệp giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV đối với những người nhiễm HIV, thì điều trị dự phòng trước phơi nhiễm là một biện pháp can thiệp có hiệu quả nhất để dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm nguy cơ cao như MSM, người chuyển giới nữ, người tiêm chích M* t*y, vợ/chồng/bạn tình của người nhiễm HIV.

Hiện nay, dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm là một phần trong chiến lược dự phòng HIV toàn diện, bao gồm cả việc sử dụng bao cao su.

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là dịch vụ giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên Thu*c mỗi ngày như một phần của chiến lược dự phòng HIV kết hợp. Tuân thủ tốt có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ T*nh d*c trên 90% và tiêm chích M* t*y 70%. PrEP an toàn cho người dùng, cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

Năm 2016, PrEP được thí điểm đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2018, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch triển khai dự phòng trước phơi nhiễm HIV giai đoạn 2018-2020. Giai đoạn mở rộng PrEP 2018-2020, Thu*c kháng HIV cho điều trị PrEP được cung cấp miễn phí. Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi để nhóm có nguy cơ cao được dễ dàng tiếp cận dịch vụ dự phòng với chi phí thấp và hiệu quả cao.

Trong giai đoạn mở rộng hiện nay, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các dự án/tổ chức triển khai dịch vụ PrEP tại 11 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh và Tiền Giang với 43 cơ sở y tế tư nhân và nhà nước. Hiện nay, hơn 2.000 người sử dụng dịch vụ PrEP.

Hà Nội là đơn vi tiên phong triển khai thí điểm PrEP từ năm 2016. Phòng khám đa khoa số 3-Trung tâm Y tế Đống Đa là 1 trong 8 cơ sở y tế tại Hà Nội triển khai dịch vụ này trong năm 2019.

Lê Tùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/du-phong-truoc-phoi-nhiem-hiv-va-dieu-tri-hiv-aids-mien-phi-tai-benh-vien-dai-hoc-y-ha-noi-n156812.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY