Dáng đẹp hôm nay

Dự sinh đúng dịp Tết Âm lịch, bà bầu lưu ý những điều này để “mẹ tròn con vuông“

Ngày dự sinh đúng vào dịp Tết Âm lịch có thể khiến mẹ thêm phần lo lắng vì đây là dịp lễ đặc biệt, hầu hết các hoạt động, sinh hoạt đều khác hơn so với ngày thường.

Thế nên, thay vì quá lo lắng khiến tinh thần căng thẳng, bạn hãy suy nghĩ tích cực, tạo tâm lý thoải mái và chuẩn bị chu đáo mọi thứ. Lập một kế hoạch chi tiết sẽ giúp các sản phụ và gia đình không bị bỡ ngỡ khi đến bệnh viện sinh nở.

Việc mẹ cần làm là đi đúng hẹn và dựa theo những chẩn đoán của bác sĩ để sắp xếp đồ đạc, thời gian, người trực ở nhà, người chăm sóc khi chuyển dạ… để khi cần có thể đến bệnh viện ngay.

Đồng thời, bạn cũng phải chọn nơi sinh để khi "vỡ chum" không phải phân vân, đồng thời không nên đi du lịch, về quê quá xa bệnh viện đã chọn để đề phòng chuyển dạ bất ngờ.

Làm hồ sơ sinh đầy đủ trước Tết

Việc chủ động làm hồ sơ sinh trước sẽ giúp mẹ bầu tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo ca sinh diễn ra an toàn, nhanh chóng. nếu dự sinh đúng nguyên đán thì mẹ bầu có thể làm hồ sơ sinh trước đó ít nhất 2 tuần ở bệnh viện mình đã chọn.

Những thủ tục như mua sổ khám bệnh, nộp phí khám thai theo hướng dẫn của nhân viên y tế bệnh viện thì quy trình thực hiện hồ sơ sinh của mỗi bệnh viện lại khác nhau, tuy nhiên đa số mẹ bầu sẽ phải làm 1 số xét nghiệm trước sinh bao gồm:

- Xét nghiệm và phân tích máu tổng thể: xác định nhóm máu, xét nghiệm huyết học đông máu, tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hóa máu…

- Xét nghiệm vi sinh miễn dịch gồm: xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B…

- Xét nghiệm vi sinh vi khuẩn: cụ thể là phết *m đ*o và trực tràng để tầm soát nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.

- Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu.

- Nghiệm pháp dung nạp glucose ở phụ nữ có thai: Thử đường huyết/test tiểu đường thai kỳ.

- Làm Non-stress test: Đếm cử động và nghe nhịp tim của thai nhi để đánh giá hiệu quả tình trạng sức khỏe của thai.

- Siêu âm thai.

Nếu thai phụ nằm trong diện có thai kỳ nguy cơ cao thì có thể phải tiến hành thêm 1 số xét nghiệm khác như chọc ối, sàng lọc kháng thể…

Ngoài bộ xét nghiệm cơ bản ở trên, hồ sơ sinh còn bao gồm 1 số giấy tờ mang tính chất hành chính nhưng cũng vô cùng quan trọng như: Chứng minh nhân dân; Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu thai phụ sinh ở bệnh viện trái tuyến và xin được giấy chuyển viện); Sổ hộ khẩu.

Chuẩn bị đồ dùng cho mẹ và bé

Nếu dự sinh vào nguyên đán, chắc chắn mẹ bầu đã chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc cho mẹ và bé. tuy nhiên, mẹ hãy kiểm tra lại một lần cuối bởi ngày tết muốn mua thêm đồ sẽ rất khó.

Đồ cho em bé

- Quần áo trẻ sơ sinh (3 bộ): Khi ở viện, thường thì bé sẽ dùng tất cả đồ của bệnh viện nhưng để đề phòng trường hợp bé thường xuyên tè, ị, trớ sữa… mẹ vẫn nên chuẩn bị thêm đồ từ nhà mang đi. Nếu sinh mổ, chị em có thể phải ở bệnh viện thời gian dài hơn nên cần chuẩn bị thêm đồ cho bé.

- Chăn cho bé: Mặc dù ở khá viện ấm áp nhưng mẹ vẫn nên đắp riêng chăn cho bé kẻo khi mẹ rời giường, bé có thể bé bị lạnh.

- Tã lót (5-7 cái): Trẻ sơ sinh có thể tè 12 lần trong ngày vì vậy mẹ nhớ chuẩn bị tã giấy loại dùng cho trẻ sơ sinh, tã vải loại dán hoặc tã chéo.

- Băng rốn: 3 bộ.

- Mũ, bao tay chân: khoảng 3-5 bộ. Bao tay chân của bé mẹ nhớ lộn trái, cắt hết những sợi chỉ thừa. Đã từng có trường hợp bé bị chỉ thừa của những bao tay chân này quấn quanh tay siết chặt dẫn đến hoại tử ngón tay.

- Khăn sữa: khoảng 20 chiếc để lau cho bé và lau ngực cho mẹ.

- Sữa bột cho bé: Nếu sữa mẹ chưa thể về ngay, các mẹ có thể cho em bé bú thêm 1-2 cữ sữa ngoài.

- Các đồ dùng khác: rơ lưỡi, dụng cụ lấy ráy tai cho bé, tấm lót chống thắm, kem chống hăm, ly nước nhỏ và muỗng inox dành cho trẻ sơ sinh. Mẹ chú ý không được dùng những muỗng mỏng có thể làm rách miệng của bé.

Đồ cho mẹ

- Trang phục: mẹ nên mang áo có cúc và váy rời. Khi sinh, các sản phụ sẽ mặc trang phục của bệnh viện nhưng sinh xong mẹ được phép mặc đồ của mình mang theo. Nếu mẹ mang quần sẽ không tiện cho việc thăm khám, khi đó mẹ sẽ phải mặc váy của bệnh viện. Mẹ nhớ mang thêm 1-2 bộ quần áo đặc biệt là áo khoác, áo ấm để dành mặc khi xuất viện.

- Đồ vệ sinh cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, lược chải đầu...

- Băng vệ sinh: băng vệ sinh thường (3 chiếc) dùng khi chuyển dạ, bỉm cho mẹ (5 chiếc) dùng cho hai ngày đầu sau sinh, băng vệ sinh dày cho bà đẻ (1 gói) dùng cho những ngày tiếp theo.

- Quần lót và áo ngực cho con bú: tốt nhất là mẹ nên mang theo quần lót giấy, sử dụng một lần.

- Miếng lót thấm sữa: Phòng khi sữa chảy nhiều, rỉ sữa.

- Dụng cụ hút sữa: Phòng khi chưa thể cho con bú trực tiếp.

- Một chiếc gối mềm: Dành khi cho con bú hay khi mẹ cần nghỉ ngơi.

- 2-3 chai nước lọc, sữa tươi: Để bổ sung năng lượng khi mẹ đói giữa đêm khuya.

Đồ cho người thân

Không chỉ có mẹ mà gia đình đều rất lo lắng, hồi hộp cho ca sinh nở. Có thể là bố hay bà ngoại, bà nội bé... sẽ chăm sóc mẹ và bé trong những ngày lưu lại bệnh viện sau sinh.

Hãy chuẩn bị một số vật dụng để dành cho "hậu phương vững chắc" này:

- 1-2 bộ quần áo để thay đổi.

- Đồ dùng cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt...

- Dép đi trong nhà.

- Thức ăn nhẹ phòng khi đói bụng giữa đêm khi chăm sóc hai mẹ con.

- máy ảnh, máy quay, điện thoại di động... để lưu lại những khoảnh khắc quý giá khi đón bé yêu chào đời, đặc biệt là khi đúng vào nên mẹ sẽ có nhiều giây phút đáng nhớ để ghi lại.

Khi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, việc cuối cùng mẹ cần làm là giữ tinh thần thoải mái, học thuộc những dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời.

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/du-sinh-dung-dip-tet-am-lich-ba-bau-luu-y-nhung-dieu-nay-de-me-tron-con-vuong-4060479-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Có những điều khoản ban hành dành cho phụ nữ mang thai. Bạn nên tham khảo để biết rõ quyền lợi lao động dành cho mình trong thời kỳ thai nghén.
  • Thiếu hiểu biết, vô tư, vô tâm, nhiều trẻ vị thành niên có thai 3- 4 tháng mới vô tình biết mình có thai.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Chị Mai hớt hải đến phòng khám cầu cứu “Hơn một năm nay, chồng em quan hệ bất chính bên ngoài. Từ đó, V*ng k*n của em thường có mụn nhỏ....
  • Hoa và lá thiên lý là món ăn dân giã của miền quê nghèo, hoa thiên lý chữa được nhiều bệnh trong đó cả bệnh trĩ ngoại và sa dạ con.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đăng ký một khóa yoga cho bà bầu nhưng không muốn đi xa. Ở quận Phú Nhuận có địa chỉ nào dạy yoga cho bà bầu không Mangyte ơi? Xin giúp tôi với. Tôi xin chân thành cảm ơn. (Hoài Lam - TPHCM)
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Vợ tôi có bầu 7 tháng rưỡi, bây giờ cô ấy cảm thấy nặng nề và hay khó chịu. Tôi muốn làm gì đó giúp cô ấy thoải mái hơn, tôi nghĩ có thể massage sẽ tốt. Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp ở đâu có dịch vụ massage cho bà bầu? Chân thành cảm ơn! (Trung Nghĩa - nghiaves…@yahoo.com.vn)
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY