Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Ephedrine - Thuốc giống thần kinh giao cảm

Ephedrin là Thuốc giống thần kinh giao cảm có tác dụng trực tiếp và gián tiếp lên các thụ thể adrenergic. Thuốc có tác dụng lên cả thụ thể alpha và beta.

Tên quốc tế: Ephedrine.

Loại Thuốc: Thuốc giống thần kinh giao cảm.

Dạng Thuốc và hàm lượng

Ống tiêm 25 mg/ml, 50 mg/ml, khí dung, viên nén 10 mg, siro, Thuốc nhỏ mũi 1 - 3%.

Tác dụng

Với liều điều trị, ephedrin làm tăng huyết áp do tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi. Nhịp tim nhanh có thể xảy ra nhưng không hay gặp bằng adrenalin.

Ephedrin còn gây giãn phế quản, giảm trương lực và nhu động ruột, làm giãn cơ thành bàng quang, trong khi làm co cơ thắt cổ bàng quang nhưng lại làm giãn cơ mu bàng quang và thường làm giảm co bóp tử cung.

Thuốc kích thích trung tâm hô hấp, làm giãn đồng tử nhưng không ảnh hưởng lên phản xạ ánh sáng.

Chỉ định

Ðiều trị sung huyết mũi, thường đi kèm với cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang.

Ðề phòng hay điều trị hạ huyết áp trong gây tê tủy sống.

Ðề phòng co thắt phế quản trong hen.

Chống chỉ định

Quá mẫn với ephedrin.

Tăng huyết áp.

Đang điều trị bằng Thuốc ức chế monoaminoxydase.

Cường giáp.

Hạ kali huyết chưa được điều trị.

Thận trọng

Kích thích hệ thần kinh trung ương, gây khó ngủ hoặc mất ngủ.

Không dùng quá 7 ngày liên tục.

Không nên dùng ephedrin cho trẻ dưới 3 tuổi.

Thận trọng khi chỉ định cho người bệnh suy tim, đau thắt ngực, đái tháo đường, cường giáp và người bệnh đang dùng digitalis, người cao tuổi.

Ephedrin có thể làm tăng đái khó ở người bệnh có phì đại tuyến tiền liệt.

Dùng ephedrin thường xuyên hay kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng sung huyết mũi.

Dùng ephedrin kéo dài có thể gây quen Thuốc và phụ thuộc vào Thuốc, nghiện Thuốc.

Dùng dưới dạng khí dung hay Thuốc nhỏ mũi vẫn có thể gây tác dụng toàn thân, có nguy cơ nghiện Thuốc.

Khi dùng có tác dụng co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim nên không dùng với các Thuốc chống tăng huyết áp.

Thời kỳ mang thai

Ephedrin trong tuần hoàn thai nhi có thể là làm thay đổi nhịp tim thai.

Không nên dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú

Không nên dùng cho người đang cho con bú.

Tác dụng phụ

Ephedrin có thể gây bí đái.

Thường gặp

Ðánh trống ngực.

Ở người bệnh nhạy cảm, ngay cả với liều thấp ephedrin cũng có thể gây mất ngủ, lo lắng và lú lẫn, đặc biệt khi dùng đồng thời với cafein.

Bí đái, đái khó.

Ít gặp

Chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi.

Ðau bụng, buồn nôn, nôn.

Run, mất ngủ, lo lắng, bồn chồn.

Yếu cơ.

Khát.

Hiếm gặp

Tiêm ephedrin trong lúc đẻ có thể gây nhịp tim thai nhanh.

Tự dùng Thuốc quá nhiều có thể dẫn đến loạn tâm thần, nghiện Thuốc.

Liều lượng và cách dùng

Nhỏ mũi hay xịt dung dịch 0,5% (với trẻ nhỏ: dung dịch 0,25 - 0,5%). Không dùng quá 7 ngày liền, không nên dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.

Tiêm dưới da ephedrin hydroclorid 50 mg, 30 phút trước khi gây tê tủy sống.

Ephedrin hydroclorid hay ephedrin sulfat uống 15 đến 60 mg, chia làm 3 đến 4 lần mỗi ngày, hoặc tiêm dưới da 15 - 50 mg, nếu cần có thể tiêm nhắc lại, tối đa 150 mg/ngày. Hiện nay ephedrin không được coi là Thuốc chọn lọc để chữa hen nữa, người ta ưa dùng các Thuốc kích thích chọn lọc lên thụ thể beta 2 hơn, ví dụ như salbutamol.

Tương tác

Dùng các Thuốc ức chế beta không chọn lọc sẽ làm giảm hoặc làm mất hoàn toàn tác dụng của các Thuốc kích thích beta.

Ephedrin làm tăng đào thải dexamethason.

Kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicarbonat hay Thuốc kiềm hóa nước tiểu khác gây tích tụ ephedrin và pseudoephedrin trong cơ thể. Toan hóa nước tiểu với amoni clorid có tác dụng ngược lại.

Hydroxyd nhôm có thể làm cho tác dụng của pseudoephedrin xuất hiện nhanh hơn.

Ephedrin phối hợp với theophylin không tác dụng mạnh hơn khi dùng theophylin một mình mà có nhiều tác dụng phụ hơn.

Các tương tác khác cũng giống như với adrenalin và với các Thuốc giống giao cảm khác: Các Thuốc ức chế enzym mono amino oxydase không chọn lọc: không nên dùng cùng với ephedrin vì có nguy cơ tăng huyết áp kịch phát có thể gây Tu vong và tăng thân nhiệt. Nguy cơ này vẫn có thể xảy ra 15 ngày sau khi ngừng dùng Thuốc ức chế MAO. Ephedrin có thể làm mất tác dụng hạ huyết áp của guanethidin, bethanidin và debrisoquin. Cần thận trọng khi phải gây mê bằng các Thuốc mê halogen bay hơi. Nếu có thể được thì ngừng dùng ephedrin vài ngày trước khi gây mê.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản Thuốc trong lọ kín. Tránh ánh sáng.

Tương kỵ

Trong dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, ephedrin tương kỵ vật lý với hydrocortison và với một vài bacbiturat.

Quá liều và xử trí

Không có điều trị đặc hiệu đối với ngộ độc và quá liều, chỉ có điều trị triệu chứng. Làm tăng thải Thuốc bằng cách toan hóa nước tiểu. Ở người lớn có thể liều gây Tu vong là 50 mg/kg. Ở trẻ em tới 2 tuổi, liều tối thiểu gây ch*t bằng đường uống là 200 mg.

Thông tin qui chế

Ephedrin dạng tiêm phải bán theo đơn.


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/e/ephedrine/)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • Anh Nguyễn Duy Hải (31 tuổi) với khối u nặng 80kg được các bác sĩ chẩn đoán bước đầu là u sợi thần kinh. Vậy u sợi thần kinh là gì?
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY