Tin y tế hôm nay

Tin y tế

FDA phê chuẩn xét nghiệm kháng thể đầu tiên tại Mỹ

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép cho một phương pháp xét nghiệm kháng thể mới lần đầu tiên được sử dụng.

Phương pháp xét nghiệm chủ yếu hiện nay dựa trên việc phát hiện các đoạn mã gene của virus bằng cách khuếch đại bất cứ vật chất di truyền nào tìm thấy trong mẫu bệnh phẩm.

Phương pháp xét nghiệm mới tìm kiếm các kháng thể trong mẫu máu lấy từ đầu ngón tay. Kết quả giúp các bác sĩ biết được bệnh nhân có từng tiếp xúc với virus và có được miễn dịch hay chưa.

Điều này có ý nghĩa quan trọng vì nhiều lý do. Những người có miễn dịch có thể tự do đi lại an toàn và quay trở lại làm việc. Thông tin này cũng đặc biệt quan trọng với các bác sĩ và y tá phải làm việc trực tiếp với các bệnh nhân Covid-19.  

Xét nghiệm kháng thể cũng giúp các nhà khoa học đánh giá mức độ lây lan thực sự của virus và cung cấp số liệu chính xác để tính toán tỷ lệ Tu vong.

"Nếu những bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ không được phát hiện, không thể biết liệu virus có thực sự gây Tu vong một tỷ lệ lớn người mắc, hay chỉ những người có bệnh lý nền, hoặc chỉ là con số ngẫu nhiên", tiến sĩ Carl Bergstrom, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học bang Washington ở Seattle, nói.

Tế bào cơ thể người (màu nâu) bị xâm chiếm bởi nCoV (màu hồng). Ảnh: Reuters

Xét nghiệm kháng thể đã được sử dụng tại Trung Quốc, Singapore và một vài quốc gia khác. Anh cũng đã mua hàng triệu bộ kit xét nghiệm và hướng tới việc sử dụng nó tại nhà cho người dân.

Xét nghiệm được cấp phép do công ty Cellex sản xuất nhắm tới hai loại kháng thể IgM và IgG. Kết quả xét nghiệm có sau 15 phút. Tuy nhiên, việc có kháng thể chưa chắc đã đảm bảo người đó miễn dịch với nCoV.  

Xét nghiệm chỉ có giá trị định tính để phát hiện sự tồn tại của kháng thể. Nó không cho biết các kháng thể này có hoạt động hiệu quả chống lại virus hay không, theo tiến sĩ Angela Rasmussen, chuyên gia nghiên cứu về virus tại Đại học Columbia, New York.

Một vài người khi bị nhiễm sẽ có phản ứng miễn dịch mạnh, số khác lại không. Các nhà khoa học vẫn chưa biết miễn dịch với nCoV có thể được duy trì trong bao lâu.  

Mặc dù được cấp phép để chẩn đoán, xét nghiệm kháng thể có khả năng cao sẽ không cho kết quả dương tính ngay trong những ngày đầu nhiễm bệnh.

Các bằng chứng mới cho thấy thời điểm 2 đến 3 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng là thời điểm dễ lây lan nhất của Covid-19. 

"Với những trường hợp này, thật khó để nói xét nghiệm có giá trị như thế nào. Có lẽ xét nghiệm sẽ hữu dụng nhất với những bệnh nhân đã biểu hiện triệu chứng và không có giá trị nhiều với những người không có hoặc chưa biểu hiện", tiến sĩ Rasmussen cho biết. 

Xét nghiệm PCR truyền thống dựa trên mẫu quét niêm mạc mũi và họng vẫn chính xác hơn trong việc xác định những trường hợp nhiễm mới.

Linh Phan (Theo NY Times)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/fda-phe-chuan-xet-nghiem-khang-the-dau-tien-tai-my-4079711.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY