Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Gần 10 khoa, phòng phối hợp cứu sống bé sơ sinh bị bệnh tim mạch nguy hiểm

Các bác sĩ phát hiện thai nhi bị bệnh hoán vị đại động mạch - một bệnh lý tim mạch bẩm sinh nguy hiểm từ lúc thai nhi mới có 25 tuần tuổi thai. Bệnh viện đã huy động gần 10 khoa, phòng phối hợp liên hoàn để phẫu thuật chuyển gốc động mạch kịp thời, an toàn, cứu bệnh nhi thoát khỏi nguy cơ Tu vong.

Sau khi khám thai, chị H.L.N.X (24 tuổi, ngụ tại TP.HCM) phát hiện bất thường cấu trúc tim của thai nhi. Thai phụ X. được người nhà đưa đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM để tiếp tục theo dõi thai kỳ.

Khi thai kỳ của chị X. ở tuần thứ 22, các bác sĩ siêu âm phát hiện có một bất thường ở thùy dưới phổi phải. Thai phụ được tiến hành chọc nước ối kiểm tra và hội chẩn chuyên khoa với đơn vị hình ảnh học Tim bẩm sinh. Các bác sĩ tim mạch chẩn đoán thai nhi bị bệnh hoán vị đại động mạch.

TS-BS Trần Nhật Thăng – Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết đây là hiện tượng bất thường trong quá trình tạo hình tim của phôi thai, khiến động mạnh phổi và động mạch chủ “đổi chỗ” cho nhau. Phổi biệt trí bên phải – động mạch chủ của bé, xuất phát từ tim phải, hoán đổi vị trí với động mạch phổi, khiến quá trình trộn lẫn oxy vào máu tại phổi không được diễn ra, như vậy máu đen (máu không có oxy) sẽ đi nuôi cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy, đến tính mạng.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật chuyển gốc động mạch để bệnh nhi thoát nguy cơ toan máu, nghẹt thở gây Tu vong - Ảnh: N.P

Sau khi xác định bé bị hoán vị đại động mạch, các bác sĩ theo dõi và tiến hành hội chẩn tim mạch một lần nữa khi thai được 34 tuần tuổi, kết quả siêu âm cho thấy có nhiều khả năng phải can thiệp sớm. Do đó nhóm hội chẩn sản nhi quyết định mổ lấy thai chủ động khi thai kỳ được 38 tuần 5 ngày.

Bệnh nhi sau đó được tiến hành một cuộc đại phẫu chuyển gốc động mạch để giúp bé thoát khỏi nguy cơ Tu vong do bị hoán vị đại động mạch bẩm sinh.

Ngày 26.12, PGS-TS-BS Lê Minh Khôi – Trưởng đơn vị Hình ảnh tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho hay các bác sĩ ở đây đã phẫu thuật chuyển gốc động mạch thành công khi bệnh nhi được 8 ngày tuổi, cứu bệnh nhi thoát khỏi tình trạng toan máu, nghẹt thở gây Tu vong.

“Hiện bệnh nhi đã hoàn toàn khỏe mạnh và đã được cho xuất viện. Đặc biệt, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng liên chuyên khoa, không mất nhiều thời gian phẫu thuật nên sau khi phẫu thuật thành công, bệnh nhi đã nhanh chóng hồi phục, nhất là sau này bệnh nhi sẽ phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác”, bác sĩ Khôi nói.

Ê kíp phẫu thuật tiến hành sửa chữa lại dị tật nguy hiểm này ở bệnh nhi - Ảnh: N.P

Theo bác sĩ Khôi, để thực hiện thành công cuộc phẫu thuật này bệnh viện đã phối hợp đa chuyên khoa sâu với 9 khoa, phòng. Các nhóm tham gia hội chẩn gồm có Khoa Sản, Khoa Phẫu thuật tim mạch, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Gây mê – Hồi sức, Đơn vị Đơn nguyên sơ sinh, Đơn vị Hình ảnh tim mạch, Đơn vị Tim mạch nhi và tim bẩm sinh, Đơn vị Hồi sức phẫu thuật tim mạch và Đơn vị Can thiệp nội mạch. Cả quá trình từ khi tầm soát thai đến bước mổ chủ động (thai nhi được 38 tuần 5 ngày) để bé được cấp cứu đúng thời điểm và thực hiện phẫu thuật là một sự phối hợp chặt chẽ, đồng nhất hướng đến mục tiêu điều trị chung của các bác sĩ trong nhóm hội chẩn.

Để đảm bảo cho cuộc phẫu thuật diễn ra tốt nhất đối với bệnh nhi sơ sinh, các bác sĩ đã kéo dài đến 8 ngày sau sinh giúp cho S*nh l* của đứa trẻ được tốt nhất để thực hiện ca mổ.

Tuy nhiên, chính vì để đảm bảo S*nh l* tốt nhất cho cuộc mổ, các bác sĩ phải chăm sóc, điều trị rất đặc biệt cho bệnh nhi nhưng cũng đã không ít lần xảy ra những biến cố. ThS-BS Cao Đằng Khang – Phó trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch cho biết khi đang chăm sóc và điều trị ở ngày thứ 4, chỉ số oxy của bệnh nhi bất ngờ xuống thấp. Các bác sĩ siêu âm phát hiện ống động mạch co nhỏ lại phải nhanh chóng xử lý kịp thời.

Hồ Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/gan-10-khoa-phong-phoi-hop-cuu-song-be-so-sinh-bi-benh-tim-mach-nguy-hiem-128406.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY