Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Gần 1.000 người đã tiêm vaccine Covid-19

Sau 3 ngày triển khai tiêm chủng, 955 người đã được tiêm vaccine Covid-19, sức khỏe đều ổn định, một số người xảy ra phản ứng thông thường sau tiêm.

Theo báo cáo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia (TCMR), ngày 10/3 có thêm 433 người được tiêm chủng an toàn vaccine phòng Covid-19. Đây là ngày thứ ba triển khai tiêm 117.600 liều vaccine đầu tiên của AstraZeneca.

Tổng cộng 3 ngày qua 955 người đã tiêm vacine, là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân covid19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ cộng đồng.

Cụ thể, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 là 127 người; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM 474 người. Hai điểm tiêm của tỉnh Hải Dương là Trung tâm Y tế TP Hải Dương và Trung tâm Y tế huyện Kim Thành 218 người. Bệnh viện Thanh Nhàn, TP Hà Nội 36 người. Bệnh viện dã chiến tỉnh Gia Lai 100 người.

Theo TCMR, chưa có trường hợp nào tiêm chủng ngày 10/3 báo cáo xuất hiện phản ứng sau tiêm. Các trường hợp được báo cáo bổ sung của hai ngày tiêm trước đều là các phản ứng thông thường sau tiêm chủng như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy...

Trong ba ngày triển khai đầu tiên, công tác an toàn tiêm chủng luôn được Chương trình TCMR đặt lên hàng đầu và được các địa phương thực hiện nghiêm túc.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương,

"Đây đều là các phản ứng chậm thông thường sau tiêm chủng. Đến nay không có trường hợp nào gặp phản ứng phản vệ bất thường", bác sĩ Điền nói.

Sau 3-5 ngày nữa, bệnh viện sẽ tiếp tục triển khai covid-19. hiện bệnh viện được phân 450 liều trong đợt một, dự kiến tiêm cho 420 nhân viên y tế.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, ước lượng tỷ lệ phản ứng sau tiêm chỉ khoảng 3-5%, dựa theo báo cáo của Bệnh viện Thanh Nhàn.

Tại

Hải Dương được Bộ Y tế phân bổ 32.000 liều vaccine Covid-19. Trong ngày 8/3, tỉnh đã nhận 200 liều đầu tiên, đã tiêm hết. Sáng 10/3, tỉnh nhận thêm 3.000 liều, đang lên phương án sử dụng minh bạch và đảm bảo vaccine an toàn, hiệu quả.

Theo đại diện tcmr, đau cơ, mệt mỏi, sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng đau tại chỗ tiêm, buồn nôn... là các phản ứng thông thường đã được khuyến cáo sau khi tiêm vaccine. thực tế triển khai tiêm chủng trong ba ngày qua diễn ra an toàn, các trường hợp có phản ứng sau tiêm nằm trong tỷ lệ cho phép. đại diện dự án khuyến cáo vaccine phòng còn mới nên người được tiêm phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế.

Tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/3. Ảnh: Giang Huy.

Tiêm tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương ngày 8/3. ảnh: giang huy.

Theo bộ y tế, đến nay, các nguồn cung ứng vaccine phòng cho việt nam bao gồm: hỗ trợ của covax và công ty vnvc cung ứng.

Dự kiến, các đợt vaccine tiếp theo từ hợp đồng của VNVC, với tổng số 29,87 triệu liều, sẽ về đến Việt Nam vào tháng 4 (1,48 triệu liều), tháng 5 (2,76 triệu liều), tháng 6 (5,04 triệu liều), tháng 7 (7,32 triệu liều) và tháng 8 (13,27 triệu liều).

Ngoài ra, ngày 25/3 lô vaccine đầu tiên từ nguồn Covax Facility với 1,37 triệu liều vaccine của AstraZeneca trong cam kết hỗ trợ 30 triệu liều, sẽ về đến Việt Nam. Lô tiếp theo với 2,8 triệu liều sẽ tiếp tục về Việt Nam ngày 25/4. Như vậy, đến hết tháng 4, Việt Nam sẽ tiếp nhận 4,17 triệu liều từ Covax. Khoảng 25,9 triệu liều còn lại trong cam kết hỗ trợ của Covax dự kiến được chuyển về Việt Nam trong thời gian từ tháng 8-11 năm nay.

Để có nguồn cung ứng vaccine với mục tiêu đảm bảo bao phủ tiêm chủng cho người dân Việt Nam, sớm chủ động đẩy lùi đại dịch, Bộ Y tế đã và đang tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất vaccine như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Gamaleya (Sputnik V) để có thể tiếp cận với tất cả các nguồn cung ứng, nhằm triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng vaccine tại Việt Nam.

Việt nam là nước thứ hai trong khu đông nam á triển khai phòng covid-19 của astrazeneca.

Lê Nga - Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/gan-1-000-nguoi-da-tiem-vaccine-covid-19-4246624.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY