Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Gắp xương cá bị bỏ quên suốt 5 năm trong phế quản cụ ông 74 tuổi

Một dị vật là xương cá nằm trong phế quản của cụ ông 74 tuổi suốt 5 năm vừa được các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế can thiệp để lấy ra ngoài thành công; sau khi nam bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, khó thở kéo dài.

Chiều 22/4, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, ê kíp các bác sĩ, kỹ thuật viên khoa Nội soi thuộc bệnh viện vừa can thiệp kỹ thuật lấy ra thành công dị vật bị “bỏ quên” suốt 5 năm trong phế quản một bệnh nhân lớn tuổi.

Trước đó, bệnh nhân Nguyễn Ngọc Đ. (74 tuổi, ngụ Hương Phong, thị xã Hương Trà, TT-Huế) nhập viện với triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở đã kéo dài 1 tháng; được chẩn đoán viêm phổi, tràn dịch màng phổi trái, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh nhân được làm các xét nghiệm, nội soi phế quản ống mềm và nghi ngờ có dị vật ở phế quản thùy dưới trái, vị trí tiếp xúc của dị vật tăng sinh mô hạt nhiều; niêm mạc phế quản thùy dưới viêm đỏ, phù nề; có nhiều mủ chảy ra từ phế quản thùy dưới.

Gắp xương cá bị ‘bỏ quên’ suốt 5 năm trong phế quản cụ ông 74 tuổi tại Huế - ảnh 1Dị vật sau khi được lấy ra bên ngoài

Kết quả CT Scan phổi cùng ngày có kết quả viêm phổi tắc nghẽn ở toàn bộ thùy dưới phổi do các mảnh dị vật cản quang ở đoạn cuối nhánh phế quản thùy dưới phổi và đoạn đầu nhánh phế quản phân thùy 8 phổi; viêm giãn phế quản ở thùy dưới phổi bội nhiễm rải rác ở phổi hai bên; tràn dịch màng phổi lượng vừa.

Hỏi kỹ lại bệnh sử, bệnh nhân nghi ngờ có sặc dị vật vào đường thở sau ăn canh cá khoảng 5 năm trước đó nhưng cứ ngỡ đã ho khạc ra nên không để ý. Sau đó, bệnh nhân hay bị ho, khạc đàm, khó thở từng đợt điều trị không khỏi dứt điểm. Gần đây, bệnh nhân vào viện do ho, khạc đờm, khó thở đã kéo dài 1 tháng...

Ngày 21/4, bệnh nhân đã được nội soi phế quản ống mềm lấy được dị vật là mảnh xương hình khối (kích thước khoảng 12x13x11mm) ở phế quản thùy dưới trái. Quá trình lấy dị vật gặp phải khó khăn do xương cá nằm lâu trong lòng phế quản, gây viêm phổi nghẽn, tăng sinh mô hạt nhiều nên phải giải phóng mô hạt, súc rửa phế quản sau đó mới có thể tiến hành gắp dị vật.

Theo bác sĩ bệnh viện, dị vật phế quản này có thể gây những biến chứng cấp tính như ngưng thở, hay có thể gây nhiễm trùng phế quản phổi tái đi tái lại, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng bệnh nhân lớn tuổi này.

Lập chốt kiểm soát ngay cổng bệnh viện, giãn cách bệnh nhân chống lây nhiễm COVID-19

Trước nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong bệnh viện, đặc biệt tại các đơn vị có số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị đông, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện triển khai nhiều biện pháp cụ thể, quyết liệt để phòng chống dịch.

Bộ Y tế hướng dẫn cách khử khuẩn trường học chống COVID-19

Nhiều địa phương đã cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ vì dịch COVID-19. Bộ Y tế đã đưa ra các khuyến cáo hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học.

Trẻ đang học ở trường bị khó thở, ho, sốt phải làm thế nào?

Hiện một số địa phương đã cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ dài vì dịch COVID-19. Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo khi những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho khó thở tại trường học.

Cách tránh stress trong giai đoạn dịch COVID-19 ‘hoành hành’

Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đưa ra những khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe tinh thần, chống stress cho mọi người trong dịch COVID-19.

Một tuần thế giới thêm 50.371 ca Tu vong do COVID-19

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, trong vòng một tuần qua (13-20/4), thế giới ghi nhận thêm 548.538 trường hợp mắc mới và 50.371 Tu vong do COVID-19.

Việt Nam có bao nhiêu phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn 'tìm' COVID-19?

Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 111 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm COVID-19 đối với kỹ thuật RT- PCR. Trong đó có 39 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 (22 các cơ sở Y tế tuyến Trung ương và các Bệnh viện, 14 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và 3 đơn vị ngoài ngành y tế).

Ngọc Văn

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/gap-xuong-ca-bi-bo-quen-suot-5-nam-trong-phe-quan-cu-ong-74-tuoi-1646645.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY