Sách điện tâm đồ hôm nay

Ghi điện tâm đồ sai kỹ thuật

Dán nhầm thứ tự các chuyển đạo hoặc dán nhầm điện tâm đồ của người này sang người khác, khi dán băng điện tâm đồ vào tờ hồ sơ điện tâm đồ của từng bệnh nhân.

Mắc dây sai tay: thí dụ mắc nhầm dây điện cực đỏ sang tay trái và dây điện cực vàng sang tay phải: như vậy trên điện tâm đồ, ta sẽ thấy các sóng ở D1 đều âm (nhất là P1 âm), D2 có dạng D3 và ngược lại, aVR có dạng aVL và ngược lại. Còn các chuyển đạo trước tim thì không ảnh hưởng gì và điều này giúp ta phân biệt tật bẩm sinh “tim sang phải”.

Vặn nút máy ghi nhầm thứ tự các chuyển đạo.

Đánh dấu và viết tên nhầm chuyển đạo này với chuyển đạo kia.

Dán nhầm thứ tự các chuyển đạo hoặc dán nhầm điện tâm đồ của người này sang người khác, khi dán băng điện tâm đồ vào tờ hồ sơ điện tâm đồ của từng bệnh nhân.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, muốn phát hiện các lầm lẫn này, trước hết phải luôn luôn nhớ thuộc lòng hình dạng bình thường của 12 chuyển đạo thông dụng. Hơn nữa, cần chú ý mấy qui luật cơ bản sau:

Định luật einthoven: do cách bố trí các trục của 3 chuyển đạo mẫu, einthoven đã tính ra được công thức sau:

D1 D3 = D2

Thí dụ: sóng R1 (sóng R ở D1) là 10mm, R3 là 8mm thì R2 phải là 18mm. Nếu đo thấy không đúng như thế thì có thể là ghi sai. Nhưng lẽ tất nhiên, đó là kể những ca sai nhiều, còn nếu chỉ sai lệch vài ba milimét thì không k ể vì có thể là do ảnh hưởng của sự thở hay độ lệch điện trở tổ chức.

Tính chất liên tục của các chuyển đạo trước tim: Do các chuyển đạo đó có điện cực thăm dò đặt liên tiếp cạnh nhau (Hình 15) nên các sóng của chúng cũng phải biến thiên liên tục. Thí dụ: Sóng R thấp nhất ở V1, sau đó cao dần lên qua V2, V3, V4 đến V5 rồi hơi thấp xuống ở V6. Nếu ở một ca ta thấy R ở V2 cao vọt lên hay thấp hẳn xuống, đi lệch hẳn khỏi đường cong biểu diễn trên mà không nằm trong một bảng bệnh cảnh điện tâm đồ bệnh lí nào rõ ràng thì chắc là ghi sai. Đối với sóng T cũng có quy luật tương tự.

Tính chất giống nhau của một số chuyển đạo: các chuyển đạo d1, avl, v5, v6 có trục chuyển đạo gần nhau và cùng hướng nên hay có hình dạng các sóng hao hao giống nhau. d3 và avf cũng vậy. thí dụ khi thấy có một sóng q ở d1 thì thường cũng phải thấy có một sóng q tương tự ở v5, v6. nếu không có thì có thể là ghi sai. tuy nhiên, điều đó không tuyệt đối vì còn phải tính đến các rối loạn bệnh lí làm biến đổi các chuyển đạo một cách không đều nhau nữa.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/sachdientamdo/ghi-dien-tam-do-sai-ky-thuat/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY