Tình yêu và giới tính hôm nay

Giải đáp tin đồn về 4 loại rau quả quen thuộc bị mang tiếng gây ung thư, nhiễm độc, có hại cho sức khỏe

Đã có rất nhiều những lời đồn về loại rau quả như đậu tằm, mộc nhĩ, cà chua, đậu cô-ve ăn vào sẽ gây ung thư, nhiễm độc hay các bệnh nguy hiểm khác. Tại sao những loại rau chúng ta ăn hàng ngày lại gây bệnh được? Sự thật đằng sau những lời đồn đấy là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Để có những dưỡng chất cần thiết nuôi cơ thể, các bữa ăn hàng ngày rất quan trọng: điều đầu tiên chúng cần an toàn, thứ hai mới là thỏa mãn lượng dinh dưỡng cân bằng.

Tuy nhiên, hiện nay có không ít tin đồn rằng nhiều 4 loại rau quả này có thể gây ung thư, nhiễm độc khiến mọi người đều rất hoang mang. Dưới đây là giải thích rõ ràng những gì người ta đồn đoán về đậu tằm, mộc nhĩ, cà chua, đậu cô-ve.

1. Không thể ăn đậu tằm bởi vì chúng có thể dẫn đến chứng tan máu?

Một số người thiếu enzyme trong cơ thể, ăn đậu tằm sẽ gây ra dị ứng, dẫn đến chứng tan máu, nếu không kịp thời cấp cứu có thể gây Tu vong. Đây là lời đồn về đậu tằm mà mọi người hay lan truyền. Nhưng đây là một nhận xét ít nhiều được phóng đại, gây hiểu nhầm cho mọi người.

Sự thật là không phải tất cả mọi người ăn đậu tằm sẽ bị nhiễm chứng tan máu nguy hiểm này mà chỉ những người thiếu glucose-6 phosphate dehydrogenase (G6PD) khi ăn đậu tằm mới gặp vấn đề. Những người thiếu G6PD mắc bệnh tên là Thiếu men G6PD, là một bệnh di truyền phổ biến.

Người bị bệnh này, tế bào hồng cầu hoạt động không bình thường, rất dễ dị ứng khi ăn đậu tằm với các biểu hiện như sốt cao, nhức đầu, đau bụng, khó thở… Khi đi khám, xét nghiệm sẽ cho thấy kết quả là tình trạng thiếu máu do tan máu ở hồng cầu.

Do vậy, không phải ai cũng “nhiễm độc” sau khi ăn đậu tằm. Đối với những người thiếu men G6PD có thể có các triệu chứng liên quan để nhận biết bệnh, cho nên cũng không cần phải lo lắng rằng không biết mình có bị bệnh này hay không. Ngoài ra, bệnh này là di truyền nên cần sàng lọc cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả kiểm tra về thiếu men G6PD để xác định kịp thời, phòng ngừa chính xác.

2. Mộc nhĩ tươi không thể sử dụng?

Lý do chính để nói rằng mộc nhĩ tươi không thể ăn được bởi mộc nhĩ tươi có chứa porphyrin, chất ăn vào khiến da bị nhạy cảm với ánh sáng, có thể gây ngứa da, viêm và phù, thậm chí hoại tử da nghiêm trọng. Khi mộc nhĩ tươi được phơi khô, phần lớn porphyrin trong mộc nhĩ sẽ phân hủy và độ an toàn khi ăn sẽ cao hơn.

Trên thực tế, không chỉ mộc nhĩ tươi, còn nhiều loại thực phẩm chứa chất “nhạy cảm ánh sáng” này ví dụ như cần tây, nhưng nó không hề ảnh hưởng đến việc chúng ta sử dụng hàng ngày.

Điều đáng chú ý là trong hemoglobin (huyết sắc tố) và chlorophyll (chất diệp lục) thực sự có chứa thành phần nhạy cảm ánh sáng porphyrin nhưng sự xuất hiện của nó là hoàn toàn bình thường.

Nói cách khác, không có cơ sở để khẳng định có bao nhiêu porphyrin trong mộc nhĩ tươi, bao nhiêu porphyrin trong chế độ ăn sẽ gây ra các triệu chứng nhạy cảm ánh sáng và tính xác thực của các sự cố bị nhạy cảm ánh sáng sau khi ăn mộc nhĩ tươi.

Đối với mộc nhĩ đã được phơi khô, để sử dụng an toàn, bạn nên ngâm mộc nhĩ trong nước ấm trong thời gian không quá 4 tiếng, để càng lâu thì nước ngâm sẽ trở thành dung dịch dinh dưỡng tạo cơ hội cho vi sinh vật và vi khuẩn sinh sôi. Đồng thời, hãy nhớ lấy nguyên tắc ăn bao nhiêu ngâm bấy nhiêu và dùng hết, đừng để mộc nhĩ đã ngâm qua đêm, điều này cũng cho vi khuẩn thời gian để nhân lên gấp vạn lần.

3. Cà chua chưa chín có thể gây nhiễm độc khi sử dụng?

Cà chua chưa chín có chứa chất có hại gọi là alkaloid, còn được gọi là tomatine (solanine). Khi cơ thể tiêu thụ lượng lớn chất này sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc, xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy, suy nhược cơ thể.

Tuy nhiên, solanine trong cà chua sẽ giảm khi cà chua chín dần. Bởi vậy, bạn ăn cà chua chín hoàn toàn, các vấn đề như ngộ độc sẽ không xảy ra. Ngoài ra, dấu hiệu cà chua chín là chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, nhưng cũng có những loại cà chua vẫn màu xanh khi đã chín vì vậy chúng ta cần chú ý hơn.

4. Đậu cô-ve không nên ăn, ăn vào sẽ bị nhiễm độc?

Các loại đậu như đậu cô-ve, đậu thận… đều có chứa chất phytohemagglutinin. Nếu các loại đậu được ăn sống, chất này sẽ đi vào trong cơ thể, làm tăng nguy cơ ngộ độc. Tuy nhiên, chúng sẽ biến mất khi đậu được nấu chín hoàn toàn.

Ngoài các loại kể trên, giá đỗ, gừng, khoai tây… cũng được đưa vào các lời đồn đoán là “thủ phạm” gây ngộ độc nhưng thực tế chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cho điều đó. Chúng ta cần hết sức tỉnh táo trước những lời lan truyền vô căn cứ, bị khuếch đại, khoa trương lên.

4 điều cần chú ý khi ăn các loại rau củ quả

- Không ăn các loại rau chưa được nhìn thấy bao giờ hoặc chưa ăn bao giờ để giảm rủi ro nhất có thể.

- Ăn các loại rau củ quả khi chúng còn tươi mới, không ăn đồ đã hỏng, để lâu.

- Cần phải nấu chín các loại trước khi ăn, nếu làm các món như salad thì cần phải chần nước nóng trước khi chế biến.

- Ăn nhiều loại rau khác nhau, không ăn một loại với số lượng nhiều. Điều này không chỉ giúp hấp thụ nhiều loại chất dinh dưỡng, mà còn giảm nguy cơ ngộ độc khi ăn quá nhiều một loại thực phẩm.

Nguồn: Aboluowang, BV ĐK Quốc tế Vinmec, The Healthy

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/giai-dap-tin-don-ve-4-loai-rau-qua-quen-thuoc-bi-mang-tieng-gay-ung-thu-nhiem-doc-co-hai-cho-suc-khoe-20200720084044809.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Tinh hoàn là cơ quan chuyên sản xuất hormone Sinh d*c nam và tinh trùng, quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu ngay dưới D**ng v*t. Mặc dù ung thư tinh hoàn là khá hiếm so với các loại ung thư khác, nó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Ung thư vùng đầu – cổ thường bắt nguồn từ lớp tế bào gai nằm lót trong bề mặt ẩm ướt ở vùng đầu cổ (ví dụ như trong miệng, mũi, họng), và thường phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gai. Ung thư vùng đầu – cổ cũng có thể bắt nguồn từ các tuyến nước bọt, nhưng tương đối ít gặp. Các tuyến nước bọt chứa nhiều loại tế bào có thể ung thư hóa, vì vậy có nhiều dạng ung thư tuyến nước bọt khác nhau.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY