Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Giai đoạn 2010 - 2015, sức khỏe nhân dân không ngừng được nâng cao

Đến hẹn, 5 năm một lần ngành y tế lại tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước để cùng nhìn lại những kết quả trong 5 năm qua đã thực hiện...
Đến hẹn, 5 năm một lần ngành y tế lại tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước để cùng nhìn lại những kết quả trong 5 năm qua đã thực hiện, đồng thời phát động phong trào thi đua cho giai đoạn mới. Nhìn lại phong trào thi đua yêu nước của ngành y tế trong 5 năm qua, dấu ấn rõ nhất có thể nhìn thấy đó là việc ngành y tế đã luôn gắn công tác thi đua với thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của ngành, để từ đó công tác thi đua trở nên thiết thực, có ý nghĩa hơn. Từ các phong trào thi đua của ngành, nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình đã xuất hiện... với nhiều cách làm khác nhau, nhưng tựu trung là sự nhiệt huyết cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Những sáng tạo thiết thực trong công tác thi đua

Từ thực tế công tác của ngành y tế trong giai đoạn 5 năm qua cho thấy, trên các lĩnh vực công tác của ngành, các phong trào thi đua được tổ chức dưới các hình thức chiến dịch: thi đua thực hiện các mục tiêu của các chiến dịch, tháng hành động với những chủ đề trọng điểm của từng thời gian khác nhau, như các chiến dịch phòng chống cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, chống kỳ thị đối xử với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, bảo hiểm y tế chất lượng, hiệu quả và sự hài lòng của người bệnh. Đặc biệt phong trào thi đua gắn “Chiến dịch khám chữa bệnh nhân đạo cho 1 triệu người nghèo” năm 2014, với những hoạt động thiết thực như: tổ chức đợt khám chữa bệnh nhân đạo, cấp Thu*c miễn phí lưu động tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh; tư vấn sức khỏe, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng bệnh, phòng chống T*i n*n thương tích, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường...; tặng thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng nghèo... đã giúp hàng trăm ngàn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận dịch vụ y tế một cách bình đẳng, công bằng.

Cũng từ công tác thi đua trong ngành y tế cho thấy, các phong trào thi đua của Bộ Y tế đều có mục tiêu và mục đích rõ ràng, thiết thực, hình thức phong phú, sinh động, có tác dụng hỗ trợ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế khả thi và hiệu quả hơn trong thực tiễn. Phong trào thi đua “Hướng về y tế cơ sở, cán bộ y tế làm theo lời dạy của Bác “Người thầy Thu*c giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”, cán bộ y tế quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu Đề án 1816 và quy tắc ứng xử của cán bộ y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong toàn hệ thống” là điển hình về tổ chức phong trào thi đua.

Trong công tác thi đua của ngành y tế, tinh thần hưởng ứng Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn được quán triệt sâu rộng trong toàn ngành, được cán bộ y tế hưởng ứng sôi nổi thể hiện bằng các phong trào “Rèn luyện nâng cao y đức, chất lượng khám chữa bệnh trong các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trường học”; Vận động xây dựng các quỹ từ thiện nhân đạo như “Quỹ vòng tay nhân ái”, “Quỹ phòng chống ung thư - Quỹ Ngày mai tươi sáng”, phong trào “Nồi cháo tình thương”; phong trào hiến máu nhân đạo với “Chương trình Hành trình đỏ”, “Lễ hội Xuân hồng”, “Giọt Hồng Tri Ân”... Có thể nói, các phong trào thi đua yêu nước này đã thực sự động viên, thu hút được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế cùng tham gia, tạo nên không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp trong ngành y tế trên phạm vi cả nước, đã nỗ lực không ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách bằng sự lao động tận tụy, bền bỉ và sáng tạo, thu được những thành tựu to lớn, làm biến đổi một cách sâu sắc từ nhận thức tư tưởng đến tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động; từ chuyên môn, khoa học kỹ thuật đến nâng cao y đức; xây dựng mối quan hệ mang tính nhân văn cao cả giữa thầy Thu*c và người bệnh.

Giáo dục truyền thống yêu nước, yêu ngành và học tập tấm gương các thế hệ thầy Thu*c đi trước, đã có nhiều tấm gương thầy Thu*c không ngại khó khăn, gian khổ, hết lòng vì người bệnh, thậm chí hy sinh khi làm nhiệm vụ như bác sĩ Phạm Đức Giàu, điều dưỡng Võ Văn Đấu...

Nhiều thành tích hướng tới đại hội

Hướng đến Đại hội Thi đua yêu nước ngành y tế lần thứ VI, càng đến gần ngày hội, nhiều thành tích của các tập thể, cá nhân y bác sĩ cả nước đã đóng góp vào thành công chung của cả ngành. Đó là những giây phút xúc động của hai con người tưởng đã cận kề cửa tử nhưng đã được các thầy Thu*c Bệnh viện (BV) Việt Đức (Hà Nội) - BV Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) lấy, ghép tạng hồi sinh sự sống cho họ từ tấm lòng cao cả hiến tạng của người cho ch*t não. Rồi trước đó, trong tháng 8/2015, những thiên thần bé nhỏ đang mắc những căn bệnh hiểm nghèo và những T*i n*n hiếm có, tính mạng mong manh như đèn trước gió đã được các thầy Thu*c BV Nhi đồng 1, BV Việt Đức, BV Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cứu sống...

Không thể nào chúng ta có thể liệt kê hết những đóng góp to lớn của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhưng nhìn vào những “con số biết nói”, có lẽ chúng ta cũng cảm nhận được vai trò của ngành y, của những người chiến sĩ áo trắng khi “thành lũy” y tế dự phòng - phòng chống dịch bệnh được triển khai hiệu quả đã ngăn chặn/khống chế nhiều dịch bệnh nguy hiểm vào Việt Nam.

Trong những năm qua, tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam tiếp tục có những cải thiện đáng kể, thể hiện qua các chỉ số sức khỏe cơ bản như tuổi thọ trung bình từ lúc sinh, tỷ suất Tu vong của trẻ em, tỷ số Tu vong mẹ, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh của Việt Nam tiếp tục tăng hàng năm, từ 72,9 tuổi năm 2010 lên 73,2 tuổi năm 2014 (70,6 tuổi ở nam và 76,0 tuổi ở nữ). Theo số liệu ước tính của Liên hợp quốc, tuổi thọ trung bình từ lúc sinh của Việt Nam cao hơn so với các nước có cùng mức thu nhập GDP trên đầu dân. Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia được Liên hợp quốc đánh giá “đạt tiến độ” trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm Tu vong bà mẹ - trẻ em.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm bền vững qua các năm, từ 16,8% năm 2011 xuống 15,0% năm 2014 và đã vượt Mục tiêu Thiên niên kỷ là 20,5% vào năm 2015. Những kết quả này đã chứng minh được quyết tâm của ngành y tế Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng bảo vệ sức khỏe của người dân ngay từ lúc mới sinh.

Nhìn vào thực tiễn hoạt động của ngành y tế trong năm qua có thể thấy, phong trào thi đua “Chung tay giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng sự hài lòng của nhân dân” năm 2015 đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực... Có được kết quả này không chỉ thể hiện sự quyết tâm chính trị của toàn ngành y tế với cam kết đã đưa ra mà còn thể hiện sự thấu hiểu được mong muốn từ nhân dân không phải nằm ghép khi vào viện của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến qua những lần đi thực tế tại các BV chuyên khoa, BV tuyến đầu... Theo đó, các giải pháp đã thực hiện như luân phiên cán bộ tuyến trên về tuyến dưới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho tuyến dưới, giúp người dân không phải vất vả vượt tuyến; triển khai Đề án BV vệ tinh... xây mới và đưa vào sử dụng một số công trình, hạng mục khang trang, hiện đại của một số BV tuyến Trung ương, BV đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh. Sự nỗ lực này thể hiện rõ nhất qua việc đến nay tỷ lệ giường bệnh thực kê tăng đáng kể so với năm 2012 - thời điểm trước khi triển khai Đề án Giảm tải BV. Hiện nay, về cơ bản, tình trạng nằm ghép đã thuyên giảm, số BV có tình trạng bệnh nhân nằm ghép cũng giảm đáng kể. Thế nhưng, niềm vui đó như được nhân lên thêm khi nhờ Đề án BV vệ tinh mà tại nhiều BV tuyến dưới như BVĐK Lâm Đồng, BVĐK Phú Thọ, BVĐK Lào Cai, BVĐK Khánh Hòa, BV Sản Nhi Thanh Hóa... đã triển khai thành công các kỹ thuật cao của tuyến trên như ung thư, sản nhi, can thiệp tim mạch. Kết quả này không chỉ giúp người dân được khám chữa bệnh ngay tại tuyến dưới với khả năng chữa trị tương đương tuyến trên mà còn góp phần làm cho quyết tâm giảm tải của ngành y đang dần thành hiện thực...

Cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, để cán bộ ngành y ngày càng “làm hài lòng người bệnh” hơn, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2151/QĐ-BYT về kế hoạch thực hiện “Đổi mới phong cách, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Hiện tại, kế hoạch đổi mới này đã được triển khai tại 20 bệnh viện tuyến Trung ương và các địa phương. Bước đầu, người dân đã bày tỏ sự chia sẻ, đồng hành và cảm thông hơn với những vất vả, với áp lực của thầy Thu*c bởi họ đã nhận được nhiều hơn nụ cười và sự sẻ chia của thầy Thu*c mỗi lần đi khám chữa bệnh.

Trong 5 năm qua, Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế đã ghi nhận, đánh giá và biểu dương những thành tích mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành y tế đã đạt được, thể hiện: 1 Huân chương Độc lập hạng Nhất cho ngành y tế; 6 danh hiệu Anh hùng Lao động; 521 Huân chương các loại; 140 danh hiệu Thầy Thu*c Nhân dân; 1.868 danh hiệu Thầy Thu*c Ưu tú; 34 danh hiệu Nhà giáo Nhân dân; 54 danh hiệu Nhà giáo Ưu tú; 61 Cờ thi đua của Chính phủ; 32 danh hiệu Chiến sĩ thi đua Toàn quốc; 1.322 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 499 Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Y tế; 66 danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ; 25.611 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế; 35.547 Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân; 33.549 Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp dân số; 4.257 tập thể được công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; 1.798 cá nhân được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở...

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giai-doan-2010-2015-suc-khoe-nhan-dan-khong-ngung-duoc-nang-cao-17599.html)

Tin cùng nội dung

  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY