Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Giải độc bằng cây sơn từ cô Y học cổ truyền

Theo tài liệu cổ, sơn từ cô có vị ngọt, hơi cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, thường dùng chữa ung thũng, đinh độc, loa lịch, rắn và sâu bọ cắn.
Đọc tài liệu thấy có nói đến cây sơn từ cô, xin cho hỏi cây này có ở đâu?

(Phan Thanh Nam - Hà Nội)

Cây sơn từ cô còn gọi là mao từ cô.

Tên khoa học Pleione bulbocodioides (Franch.) Rolfe (Coelogyne bulhocodioidcs Franch.).

Thuộc họ Lan Orchidaceae.

Theo những tài liệu ghi chép cũ thì sơn từ cô có tên khoa học là Pleione bulhocodioides, nhưng cho tới nay vị Thu*c này chỉ thấy nhập của Trung Quốc, mà theo sự điều tra của một số tác giả Trung Quốc đến tại vùng Tây Nam Trung Quốc là nơi cây này được khai thác thì thấy nó thuộc nhiều loài có hình dáng bên ngoài giống nhau, lại vì chưa thu được mẫu vật có hoa quả nên chỉ tạm xác định là Pleione sp. Đó là một cây sống lâu năm với thân rễ hình trứng dài 1,5cm, rộng 1,3cm mang nhiều rễ nhỏ, những lá hình mác dài 2 - 3,5cm, màu xanh lục với gân chạy song song. Hoa quả chưa rõ.

Phân bố thu hái và chế biến

Như trên đã nói, đây là một vị Thu*c hoàn toàn còn phải nhập của Trung Quốc. Ngay tại đây cũng thu mua tại Quý Châu và Tứ Xuyên, nhưng tại nơi thu mua ít dùng, mà chỉ đưa bán đi nơi khác dùng nhiều hơn.

Thu hái vào tháng 4, trừ bỏ thân và vẩy lá, rễ con, rửa sạch đất cát, đồ cho chín tới giữa củ rồi phơi hay sấy khô. Vị Thu*c hình cầu hay hình thay đổi, dài 1,5 -2,5cm, đường kính 1,5 - 2cm, mặt ngoài vàng trắng hay nâu nhạt, trên mặt còn lá vẩy hay đã tróc hết, cứng, khó bẻ, vết cắt màu vàng trắng, hơi trong trong, không mùi vị nhạt.

Theo tài liệu cổ, sơn từ cô có vị ngọt, hơi cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc">giải độc, tiêu thũng, thường dùng chữa ung thũng, đinh độc, loa lịch, rắn và sâu bọ cắn.

Chỉ thấy dùng theo kinh nghiệm cổ với liều 3 - 6g uống, dùng ngoài không kể liều lượng.

Tử kim đỉnh chữa ngộ độc thức ăn: Sơn từ cô 80g, đại kích 60g, ngũ bội tử 40g, thiên kim tử sương 40g, chu sa 16g, xạ hương 16g, minh hùng hoàng 8g. Chế thành Thu*c đỉnh hay Thu*c viên, mỗi đỉnh hay viên 2 hoặc 4g. Mỗi lần dùng 1- 2g, ngày uống 1 - 2 lần dùng nước nóng chiêu Thu*c. Đơn Thu*c này nếu chế thành đỉnh mang tên tử kim đĩnh hay thái ất tử kim đĩnh dùng chữa ngộ độc thức ăn, nôn hay ỉa là khỏi.

- Đây là vị Thu*c sơn từ cô chính thức. Còn một vị nữa cũng mang tên sơn từ cô nhưng công dụng không giống (xem vị san sư cô).

- Một số tài liệu khác của Trung Quốc xác định sơn từ cô là dò của cây Tulipa edulis Baker họ Hành tỏi (Liliaceae) có hoạt chất từ tulipin và inulin. Cần kiểm tra đối chiếu lại.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giai-doc-bang-cay-son-tu-co-y-hoc-co-truyen-15143.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân và rìa các ngón, có tên khoa học là Dysidrose.
  • Những món ngon ngày Tết và sự thay đổi trong thói quen ăn uống là những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị ngộ độc thực phẩm trong dịp này.
  • Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Việc xử trí đúng sẽ giúp trẻ cải thiện chứng bệnh này.
  • TS.BSCKII.Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc: Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá hạn, có mùi vị lạ bất thường, hoặc bị ôi thiu….
  • Tại nhiều nước Malaysia, Campuchia, Philippines, người ta dùng nước sắc vỏ măng cụt để làm Thu*c chữa đau bụng đi tiêu chảy, chữa lỵ, có khi còn dùng chữa bệnh hoàng đản (vàng da). Cách dùng như sau:
  • Đông y coi ngũ gia bì là một vị Thu*c có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp chủ trị đau bụng, yếu chân... Theo tài liệu cổ, ngũ gia bì vị cay, tính ôn vào 2 kinh can và thận.
  • Chiều 23/4, Trung tâm y tế huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, vừa tiếp nhận gần 60 ca cấp cứu là công nhân của Cty TNHH Túi xách SiMone tại khu công nghiệp Tân Hương.
  • Ngộ độc thức ăn là bệnh gây ra do ăn phải thức ăn có những sinh vật nguy hại bao gồm: vi khuẩn, kí sinh trùng và virut… Trong hầu hết mọi trường hợp, ngộ độc thức ăn chỉ ở thể nhẹ qua vài ngày là khỏi.
  • Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.