Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Giảm thiểu tác hại kháng sinh ciprofloxacin

Mặc dù Thu*c ciprofloxacin có tác dụng điều trị tốt nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn, nhưng không phải ai cũng dùng Thu*c được.
ciprofloxacin?

Mặc dù Thu*c ciprofloxacin có tác dụng điều trị tốt nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn, nhưng không phải ai cũng dùng Thu*c được. Bởi Thu*c ciprofloxacin có tác hại đến sức khỏe của người đang mắc một số bệnh, hoặc đang dùng một số Thu*c khác. Vì vậy bạn cần nhớ, những đối tượng sau đây không nên dùng ciprofloxacin.

Người có tiền sử nhược cơ nặng; bị dị ứng với Thu*c ciprofloxacin hoặc các loại Thu*c tương tự như gemifloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, ofloxacin, norfloxacin... Trước đây đã từng bị phản ứng dị ứng với Thu*c kháng sinh.

Bệnh nhân đang dùng Thu*c tizanidine. Để chắc chắn rằng có thể dùng ciprofloxacin một cách an toàn, bạn hãy nói cho bác sĩ kê đơn biết nếu có bất kỳ bệnh nào sau đây: rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nếu dùng quinidine, disopyramide, bretylium, procainamide, amiodarone, sotalol. Có tiền sử chấn thương sọ não hoặc khối u não, tăng áp lực nội sọ, đau đầu, mất thị lực...; bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp; bệnh gan, thận; động kinh hoặc co giật; bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường; khó thở; hạ kali máu...

Hiện nay, người ta vẫn chưa biết liệu ciprofloxacin sẽ gây tổn hại cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ nếu đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong khi sử dụng Thu*c này cần thông báo cho bác sĩ biết. Ciprofloxacin đi vào sữa mẹ và có thể gây hại cho em bé bú. Vì vậy không sử dụng Thu*c này khi đang cho con bú.

Ciprofloxacin có thể gây sưng hoặc bị rách sợi dây chằng (sợi kết nối xương đến các cơ trong cơ thể), đặc biệt là gân Achilles của gót chân. Tác dụng phụ này có thể có nhiều khả năng xảy ra ở người trên 60 tuổi, nếu dùng Thu*c steroid, hoặc nếu đã có ghép một quả thận, ghép tim, hoặc phổi.

Ngưng dùng ciprofloxacin và gọi cho bác sĩ ngay nếu có đau đột ngột, sưng, đau, cứng khớp hoặc các vấn đề bất thường của các khớp xương.

Bạn phải dùng ciprofloxacin theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng Thu*c. Bạn không nên dùng với liều lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hay kéo dài số ngày dùng Thu*c hơn. Ngoài ra, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Thu*c được in trên hộp Thu*c. Khi uống Thu*c, bạn nên uống viên Thu*c ciprofloxacin với một cốc đầy nước (khoảng 250ml nước). Bạn cũng cần uống thêm nhiều nước trong ngày khi đang dùng Thu*c này giúp cơ thể đào thải tốt hơn sản phẩm chuyển hóa của Thu*c. Nếu là Thu*c nước, trước khi uống bạn cần lắc đều lọ Thu*c trong ít nhất 15 giây rồi mới rót Thu*c ra cốc uống.

Bạn không nghiền nát, nhai hoặc phá vỡ viên Thu*c khi uống, mà chỉ nuốt trọn viên Thu*c. Bởi khi phá vỡ viên Thu*c có thể gây ra quá nhiều Thu*c sẽ được hấp thu cùng một thời điểm. Bạn lưu ý không dùng sữa hoặc sữa chua, các loại nước trái cây để uống Thu*c vì các thức uống này có thể làm cho Thu*c kém hiệu quả. Thông thường, triệu chứng của bệnh có thể cải thiện sau vài ngày dùng Thu*c, nhưng bạn vẫn tiếp tục uống Thu*c đủ liệu trình theo đơn để Thu*c diệt sạch mầm bệnh và đề phòng vi khuẩn kháng Thu*c.

Nếu vì bất cứ lý do gì mà bạn uống quá liều Thu*c, triệu chứng quá liều có thể bao gồm: co giật, ít nước tiểu, yếu cơ, môi xanh da nhợt nhạt. Khi đó cần phải được khẩn trương đưa đi cấp cứu.

Do có những Thu*c gây tương tác bất lợi với ciprofloxacin nên bạn phải tránh dùng những Thu*c này khi đang dùng ciprofloxacin. Theo đó, bạn phải tránh dùng các loại Thu*c sau đây trong vòng 6 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng ciprofloxacin: Thu*c kháng acid có chứa canxi, magiê hay nhôm (như tums, mylanta, rolaids); Thu*c chống loét dạ dày sucralfate; Thu*c bổ sung vitamin hoặc khoáng chất có chứa canxi, sắt, kẽm. Bạn cũng cần tránh uống chất caffeine khi đang dùng ciprofloxacin, vì Thu*c có thể làm cho tác dụng của caffeine mạnh hơn. Trong thời gian uống Thu*c ciprofloxacin, bạn phải tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vì ciprofloxacin có thể làm bạn bị cháy nắng một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, bạn cần mặc quần dài và áo dài tay, sử dụng kem chống nắng (SPF 30) khi ra ngoài trời nắng. Nếu bị bỏng nắng, đỏ, ngứa, phát ban hoặc sưng da sau khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời, bạn phải đến khám và điều trị ở bệnh viện ngay. Nếu bị tiêu chảy hoặc có máu trong phân, bạn phải ngưng dùng ciprofloxacin và gọi cho bác sĩ. Ciprofloxacin có thể làm giảm sự tập trung nên bạn cần thận trọng nếu lái xe hoặc vận hành máy móc.

Ciprofloxacin có thể gây ra các tác dụng phụ nặng như: chóng mặt nặng, ngất xỉu, tim đập nhanh; đột ngột đau đớn, bầm tím, sưng, đau, cứng khớp, hoặc mất vận động bất kỳ khớp xương nào trong cơ thể; tiêu chảy hoặc đại tiện ra máu; nhầm lẫn, ảo giác, trầm cảm, bất thường suy nghĩ hay hành vi, co giật; nhức đầu dữ dội, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, suy giảm thị lực, đau đằng sau mắt; vàng da, nước tiểu sẫm màu, nước tiểu ít hơn bình thường hoặc không có nước tiểu; dễ bầm tím hoặc chảy máu; tê, ngứa ran hoặc đau bất thường ở bất cứ nơi nào trong cơ thể; phản ứng da nghiêm trọng, sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng trong mắt, đau da, phát ban da màu đỏ hoặc tím, phồng rộp và bong tróc da... Khi thấy xuất hiện một hay nhiều triệu chứng nói trên, phải đưa ngay bệnh nhân đến khám và điều trị cấp cứu tại bệnh viện.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể là: buồn nôn, nôn mửa; chóng mặt hoặc buồn ngủ; nhìn mờ; lo âu, kích động; khó ngủ (mất ngủ hoặc những cơn ác mộng)...Bạn cần gọi cho bác sĩ để được tư vấn và xử lý khi gặp tác dụng phụ nhẹ này.

ThS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giam-thieu-tac-hai-khang-sinh-ciprofloxacin-17912.html)

Tin cùng nội dung

  • Thông tin về một nghiên cứu mới của Canada cho rằng stress trong công việc làm tăng gấp đôi nguy cơ phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường đã làm nhiều chị em lo lắng.
  • Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
  • 2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Viêm xương khớp thường được gọi là Thoái hóa khớp hay Viêm khớp thoái hóa, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn, là một bệnh lý tiến triển theo thời gian của các khớp.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...