Pháp luật hôm nay

Gửi viện trợ y tế đi khắp thế giới để hỗ trợ chống COVID-19, thiện ý của TQ vẫn bị nghi ngờ?

Giữa bối cảnh Mỹ đang phải đối chọi với thách thức bệnh dịch trong nước, Trung Quốc đã dần trở thành nhà cung cấp hàng hóa và viện trợ lớn trên thế giới.

Thay thế vị trí của Mỹ?

Trong hơn 2 tháng qua, Bắc Kinh đã gửi đội ngũ y tế tới 16 quốc gia trên thế giới để chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn trong việc chữa trị và kiểm soát sự nguy hiểm của virus corona. Trong hầu hết các chuyến thăm, Trung Quốc đều đem theo các trang thiết bị y tế hỗ trợ cần thiết, bao gồm bộ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ cá nhân.

Theo Bộ Ngoại giao nước này, Trung Quốc đã cung cấp trang bị y tế cho 125 quốc gia và 4 tổ chức quốc tế, cũng như tổ chức hơn 70 cuộc hội thảo trực tuyến với các chuyên gia từ 150 quốc gia khác nhau.

Ngày 23/5 vừa qua, Bắc Kinh cũng đóng góp thêm 30 triệu USD cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi đã đóng 20 triệu USD vào hồi đầu tháng 3. Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã thông báo đóng băng khoản tiền Mỹ đóng góp cho WHO từ ngày 15/4.

"Trung Quốc đang thể hiện rằng họ có thể đóng vai trò dẫn đầu, hoặc vai trò mà Mỹ dường như không muốn đảm nhận vào thời điểm hiện tại," Ilaria Carrozza, điều phối viên dự án tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo ở thủ đô Na Uy, đánh giá.

Đợt viện trợ 20.000 khẩu trang y tế, 3.000 khẩu trang N95 và 500 bộ đồ bảo hộ được Trung Quốc gửi tới Phnom Penh. Ảnh: Tân Hoa Xã

"Bắc Kinh đang gửi đi thông điệp rằng Trung Quốc luôn luôn có mặt và sẽ luôn hỗ trợ các quốc gia gặp khó khăn," bà nói.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 13/4 cho biết các đội nhân viên y tế đều được cử đi "theo yêu cầu của các chính phủ liên quan" và "sau khi đã xét tới tình hình dịch bệnh và sự cần thiết tại hiện trường".

"Chúng tôi sẵn sàng cử thêm nhiều đội ngũ nhân viên tới các quốc gia cần hỗ trợ dựa trên tình hình đại dịch và nhu cầu kiểm soát dịch bệnh ở các nước đó," ông nói.

Nicholas Thomas, phó giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế tại Trường Khoa học Xã hội và Nghệ thuật Tự do Thu*c Đại học Hong Kong, cho rằng Trung Quốc đang lấp chỗ trống do Mỹ để lại.

"Mỹ, quốc gia vốn đóng vai trò then chốt trong y tế toàn cầu không chỉ thụt lùi, mà gần như sụp đổ tại thời điểm hiện tại," ông nói.

Mỹ hiện đã có hơn 960.000 ca dương tính với virus corona và hơn 51.000 người Tu vong do COVID-19. Trong khi đó, Trung Quốc đã kiểm soát được phần lớn dịch bệnh, chỉ dừng lại ở hơn 84.000 ca dương tính và hơn 4.600 ca Tu vong. Gần 80.000 người mắc COVID-19 ở Trung Quốc đã được xuất viện.

Khó thay đổi hình ảnh

Ông Thomas cho rằng Trung Quốc hiện đang hưởng "lợi thế người đi đầu" do là nơi đầu tiên bùng phát và kiểm soát được dịch bệnh.

"Trung Quốc đang có vị thế hưởng lợi từ cách đối phó của nước này với virus," ông nói.

Hiện tại, đội ngũ y tế được Trung Quốc cử tới Nga, Kazakhstan, Philippines, Pakistan, Campuchia, Malaysia, Ả Rập Saudi, Lào, Myanmar, Iraq, Iran, Ethiopia, Burkina Faso, Serbia, Italy và Venezuela được kì vọng sẽ giúp các quốc gia này khống chế được COVID-19.

Tuy nhiên, Daniel Lynch, một giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế của Đại học Hong Kong, lại cho rằng Trung Quốc có mục đích khác.

"Nếu Trung Quốc không hỗ trợ các nước khác chặn đứng đại dịch, có thể dịch bệnh sẽ quay trở lại Trung Quốc".

Ngoài ra, theo bà Lynch, hơn một nửa số quốc gia mà Trung Quốc gửi đội ngũ y tế khác đều là đối tác trong sáng kiến Vành đai Con đường.

Elisa Gambino, một nghiên cứu sinh tại Đại học Edinburgh chuyên về vai trò của Châu Phi trong kế hoạch Vành đai Con đường, cho rằng việc Bắc Kinh hỗ trợ các nước chống COVID-19 sẽ giúp Trung Quốc đảm bảo được lợi ích lâu dài tại khu vực này.

    Tranh cãi về COVID-19: Nga khẳng định không hỗ trợ Mỹ điều tra nguồn gốc virus corona

"Việc kiểm soát COVID-19 tại các quốc gia then chốt trong sáng kiến sẽ giúp bảo vệ và đảm bảo sự hiện diện của các công ty và nguồn đầu tư Trung Quốc tại những vùng này".

Francoise Nicolas, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á thuộc Viện Quan hệ Quốc tế ở Paris, cho rằng mặc dù Trung Quốc muốn gây dựng hình ảnh là một quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng thế giới, nhưng việc gửi viện trợ sẽ không thể thay đổi quan điểm của các nước đối với Trung Quốc.

Jonathan Hillman, giám đốc Dự án Tái kết nối Châu Á tại Trunng tâm Nghiên cứu và Chiến lược tại Washington, cũng đồng tình.

"Các đội ngũ nhân viên y tế và hàng hóa viện trợ sẽ được đón nhận trong thời gian ngắn, nhưng tôi không nghĩ rằng mọi người sẽ quên nguồn gốc của dịch bệnh".

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/gui-vien-tro-y-te-di-khap-the-gioi-de-ho-tro-chong-covid-19-thien-y-cua-tq-van-bi-nghi-ngo-20200426121621593.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 9/10 thông báo hơn 350 triệu người trên toàn cầu đang bị trầm cảm, theo hãng tin AAP của Úc.
  • Thế giới hiện có khoảng 150 triệu người bị trầm cảm, trên 125 triệu người bị ảnh hưởng do sử dụng rượu, trên 40 triệu người bị động kinh và 24 triệu người bị mất trí.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY