Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội : Đã phát hiện và loại trừ được 221.155 dụng cụ chứa nước có bọ gậy

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội tại hội nghị giao ban báo chí Thành ủy ngày 23/7, mặc dù tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố vẫn trong tầm kiểm soát xong ngành y tế Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết 21/7, toàn thành phố đã thực hiện được 1.018 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy với tổng số 2.473.618/2.596.357 lượt hộ gia đình được kiểm tra, tuyên truyền hướng dẫn diệt bọ gậy (đạt 95,3%); 16.076/16.549 khu vực công cộng, cơ quan, nhà trường, công trường xây dựng được kiểm tra (đạt 97,1%), đã phát hiện và loại trừ được 221.155 dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

Các chiến dịch đã huy động 101.759 lượt người tham gia; trong đó: 11.321 lượt cán bộ y tế; 25.815 lượt cộng tác viên, 54.784 lực lượng khác tại cộng đồng... Tổ chức 97 chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi tại những xã, phường có nguy cơ cao với tổng số lượt hộ được phun là 126.606/146.485 hộ được khoanh vùng trong khu vực nguy cơ (đạt 86,4%); 157 công trường xây dựng, 1.088 cơ quan, xí nghiệp, trường học được phun hóa chất, sử dụng 1.002 lít hóa chất Hantox-200.

Các cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện công tác phân luồng, phân loại bệnh nhân tại khoa khám bệnh; tổ chức khu vực cách ly, bố trí buồng cách ly sẵn sàng cấp cứu điều trị khi có bệnh nhân mắc dịch bệnh và đảm bảo đầy đủ cơ số cấp cứu điều trị trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trên địa bàn.


Ổ bọ gậy được phát hiện ở những nơi mà người dân không ngờ tới.

Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị các loại dịch bệnh, đặc biệt là bệnh sởi và sốt xuất huyết. Rà soát và tập huấn kiến thức cho 65 đội chống dịch cơ động (5 đội của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và 60 đội của TTYT 30 quận, huyện, thị xã). Có kế hoạch bổ sung đầy đủ trang thiết bị phòng hộ, trang thiết bị y tế, hoá chất, sẵn sàng triển khai bao vây, khoanh vùng, xử lý ổ dịch. Đặc biệt, nhằm đánh giá chất lượng hoạt động và nâng cao năng lực cho các thành viên trong đội cơ động tuyến quận huyện, từ 17/6 - 6/7, Sở Y tế đã tổ chức Hội thi đội cơ động giỏi thành phố Hà Nội năm 2019.

Đồng thời, đối với hoạt động truyền thông, ngành y tế luôn phối hợp với các cơ quan báo chí của Hà Nội và Trung ương trong công tác tuyên truyền về các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh. Tại các xã, phường, thị trấn, UBND đã phối hợp với ngành y tế địa phương tổ chức phát thanh tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh và sử dụng loa di động tại các nơi có bệnh nhân, tổ chức các buổi họp cụm dân cư để tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết cho người dân.

Đối với công tác thông tin báo cáo, các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo dịch theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế. Hàng tuần Sở Y tế tổng hợp báo cáo UBND thành phố, Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh, thông tin kịp thời, đầy đủ tình hình dịch cho các cơ quan chí và người dân.

Theo pgs.ts hoàng đức hạnh, phó giám đốc sở y tế hà nội cho biết, tính đến ngày 21/7, toàn thành phố ghi nhận 1.372 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. 90% trường hợp mắc đã khỏi bệnh, hiện chỉ còn 140 bệnh nhân đang điều trị. bệnh nhân phân bố tại 272 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. tính theo số mắc trên 100.000 dân hiện hà nội đứng thứ 36 trong cả nước với 15,8 trường hợp mắc/100.000 dân. bệnh nhân ghi nhận rải rác trong các tháng, nhưng có xu hướng gia tăng từ cuối tháng 6 và tăng nhanh trong những tuần gần đây. nguyên nhân do thời tiết chuyển mùa nắng nóng và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và lây truyền bệnh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã tập trung các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; khẩn trương hoàn thiện Đề án phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn và sớm triển khai thực hiện theo nhiệm vụ cụ thể của từng năm.PGS.TS Hoàng Đức Hạnh nhấn mạnh, một trong những biện pháp phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả, dễ nhớ, dễ thực hiện là mỗi người dân, từng gia đình cần nâng cao nhận thức về bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết. Ngành y tế thường xuyên phát động mô hình diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng với thông điệp “không có bọ gậy, không có muỗi sốt xuất huyết” nhằm nâng cao ý thức người dân chủ động diệt bọ gậy trong nhà và môi trường xung quanh nhà. Qua đó, mỗi người dân tự lật úp các dụng cụ chứa nước trong nhà, ngoài trời để tìm diệt bọ gậy tại gia đình; áp dụng các biện pháp phòng muỗi đốt như ngủ màn ngay cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, vợt diệt muỗi; phối hợp với chính quyền địa phương trong các chiến dịch vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi.Thực hiện tốt công tác giám sát dịch gồm giám sát ca bệnh, giám sát véc tơ, giám sát ổ dịch cũ... Đặc biệt là giám sát, phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để nhằm khống chế ổ dịch ngay khi mới xuất hiện những bệnh nhân đầu tiên. Đặt mục tiêu tất cả các hộ gia đình, khu công cộng, cơ quan, xí nghiệp, trường học được kiểm tra vệ sinh môi trường định kỳ thường xuyên để hướng dẫn, giám sát hoạt động diệt bọ gậy, đảm bảo trên 90% hộ gia đình được phun hóa chất diệt muỗi và phấn đấu 100% hộ gia đình được vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.Tổ chức vệ sinh môi trường và phun hóa chất 100% các trường học trước khi vào năm học mới. Tăng cường công tác tuyên truyền và triển khai công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết đối với cả các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn, đặc biệt khi sinh viên các trường nhập học.

D. Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ha-noi-da-phat-hien-va-loai-tru-duoc-221155-dung-cu-chua-nuoc-co-bo-gay-n160997.html)

Tin cùng nội dung

  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Với áp lực phải trở nên xinh đẹp, nhưng không có đủ tiền thực hiện các ca thẩm mỹ đắt đỏ như nâng mí mắt, mũi và gọt hàm có giá tới hàng chục đến cả trăm triệu đồng, hiện rất nhiều các bạn trẻ làm theo trào lưu “tự thẩm mỹ”.
  • Các sản phẩm dụng cụ y tế gia đình như máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử rất phổ biến ở thị trường, tuy nhiên người sử dụng cần lưu ý cách dùng
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY