Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Hà Nội đẩy mạnh phòng chống bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết

(MangYTe) - Thời gian Tết cận kề cũng là lúc thời tiết diễn biến phức tạp mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho nhiều loại vi rút phát triển mạnh. Đề đề phòng dịch bệnh, Sở Y tế Hà Nội đẩy mạnh tốt công tác, chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng chống dịch trên toàn địa bàn.

Hơn 21.000 trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm

Trong năm 2019, số trường hợp mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội là 12.179 trường hợp, 1764 trường hợp mắc sởi, 1045 trường hợp mắc tay chân miệng; 117 trường hợp ho gà và không có trường hợp Tu vong.

Toàn thành phố có 1 trường hợp mắc liên cầu lợn, 4 trường hợp viêm não Nhật Bản, 3 trường hợp viêm não mô cầu, 15 trường hợp mắc uốn ván ở người lớn. Cho đến thời điểm cuối năm, toàn thành phố đã phát hiện và báo cáo hơn 21.000 trường hợp mắc, nghi mắc bệnh truyền nhiễm các loại.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, hiện số ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận vào tất cả các tháng trong năm.

Đặc biệt, tại những nơi có công trình đang xây dựng, hay khu thuê trọ đông người, điều kiện vệ sinh môi trường kém, rất thuận lợi để muỗi sinh sản, phát triển và truyền bệnh. Vì vậy, người dân tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong việc phòng, chống sốt xuất huyết nói riêng và các dịch bệnh khác nói chung.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố và căn cứ tình hình dịch bệnh, Sở Y tế đã ban hành các kế hoạch phòng chống dịch bệnh, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trong ngành chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn và phù hợp với tình hình thực tế. Sở Y tế cũng tổ chức các cuộc họp xin ý kiến chuyên gia về phòng chống dịch sốt xuất huyết, dịch sởi.

Lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các đơn vị; làm việc với UBND các quận, huyện có số mắc cao để bàn các giải pháp phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống dịch bệnh sởi, tiêm chủng mở rộng.

Chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch

Theo Sở Y tế Hà Nội, mặc dù tình hình dịch bệnh tại Hà Nội đã được kiểm soát tốt, không có dịch lớn xảy ra, song ngành y tế cũng nhận định trong năm 2020, dịch bệnh trong nước vẫn có diễn biến phức tạp, cùng với đó là nguy cơ cao khi một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xâm nhập vào Hà Nội như Ebola, MERS-CoV, cúm A/H7N9…

Do vậy, cần phải chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn thành phố ngay từ đầu năm.

Chính vì vậy, ngày 20/12/2019 Sở Y tế đã ban hành kế hoạch 5709/KH-SYT, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm là chủ động trong công tác dự báo tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố để ứng phó có hiệu quả trước mọi diễn biến bất thường của dịch bệnh, kể cả dịch bệnh mới nổi, dịch có nguy cơ xâm nhập.

Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình văn phòng đáp ứng nhanh với tình hình dịch bệnh theo hướng văn phòng đáp ứng khẩn cấp dịch bệnh (EOC) của Bộ Y tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phòng chống dịch.

Thực hiện tốt công tác giám sát dịch; xây dựng giám sát trọng điểm tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lượng công tác giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để…, chủ động giám sát không để dịch xâm nhập vào thành phố.

Nâng cao năng lực đáp ứng với các dịch bệnh truyền nhiễm, thiết lập và vận hành các đội đáp ứng nhanh với bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng. Tiếp tục triển khai tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo an toàn tiêm chủng, nâng cao chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng; tuyên truyền cho người dân đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Hà Nội tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ từ 7-10 tuổi tại khu vực nguy cơ cao trên địa bàn. Nâng cao năng lực hệ thống phòng xét nghiệm để chẩn đoán sớm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; đảm bảo đủ cơ số Thu*c, hóa chất, trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch; làm tốt công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân mắc bệnh dịch, xây dựng và triển khai phương án phân tuyến điều trị bệnh nhân mắc bệnh dịch, hạn chế thấp nhất Tu vong.

Minh Châu

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/ha-noi-day-manh-phong-chong-benh-truyen-nhiem-trong-dip-tet-4056493-t.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Ebola là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Ebola gây nên. Nguồn lây bệnh, biểu hiện và những biện pháp phòng chống bệnh Ebola.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY