Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hạt đậu phộng lạc vào phế quản bé trai

TP HCM-Bé trai hai tuổi ăn đậu phộng rồi bị hít sặc vào đường thở, gây tắc nghẽn hoàn toàn một phần phế quản.

Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ngày 3/6 cho biết, bệnh nhi đến khám vì ho nặng tiếng hai ngày trước, rồi ho tăng dần kéo thành tràng dài, sặc sụa tím tái, kèm nôn, sốt. Người nhà nghi ngờ bé ăn hạt đậu phộng (lạc) rồi bị hóc. Gia đình đã cho bé đi khám nhiều lần, được chẩn đoán là viêm phế quản, uống nhiều loại Thu*c nhưng bệnh không thuyên giảm.

Chụp X-quang phổi, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị tắc nghẽn hoàn toàn phế quản gốc phổi trái, gây ứ khí. Nội soi phế quản, thấy có dị vật gần như lấp kín một nhánh phế quản. Ê kíp nội soi gặp khó khăn và mất nhiều thời gian trong quá trình gắp dị vật, vì hạt đậu phộng đã ở lâu trong đường thở, bị ngấm nước nên mủn ra thành nhiều mảnh. Sau đó, các bác sĩ làm sạch vị trí hạt đậu bám vào, cầm máu.

Hiện, bệnh nhi khỏe dần, nhưng vẫn cần dùng kháng sinh điều trị viêm phổi và vật lý trị liệu.

Theo bác sĩ Vũ, dị vật đường thở do hít sặc rất thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi, do trẻ luôn có xu hướng cho các vật cầm nắm được bỏ vào miệng, sau đó hít sặc vào đường thở. Quá nửa các trường hợp nuốt dị vật bị sặc là các loại đậu hạt nhỏ, đặc biệt là đậu phộng, trái cây cắt hạt lựu... Ngoài ra còn có đồ chơi nhiều tiểu tiết nhỏ, vụn vỡ...

Những dị vật có hình dạng tròn sẽ nguy hiểm hơn, vì có thể gây bít hoàn toàn đường thở, gây ngạt thở cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Trường hợp sặc dị vật bị bỏ quên có thể dẫn tới tình trạng viêm phổi tái đi tái lại, sốt, ho kéo dài, ho ra máu, xẹp phổi... Do đó, người lớn cần chú ý không để các vật nhỏ lọt vào tay trẻ. Khi cho trẻ ăn cần tập trung, không cười đùa trong lúc ăn nhằm tránh xảy ra các trường hợp hít sặc đáng tiếc.

Để xử trí khi phát hiện trẻ hóc dị vật, bác sĩ Vũ khuyến cáo phụ huynh cần tiếp tục cho trẻ ho, nhằm tống dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, tuyệt đối không móc họng cho trẻ ói vì hành động này có nguy cơ đẩy dị vật vào sâu hơn, hoặc làm cho dị vật đang từ bít đường thở không hoàn toàn trở thành bít hoàn toàn, khiến bé bị ngạt.

Đối với trẻ nhỏ dưới một tuổi thì đặt nằm sấp trên cánh tay, đầu hơi chúc xuống, tay còn lại hơi khum vỗ mạnh vào lưng trẻ vùng giữa hai xương bả vai. Trẻ lớn hơn có thể đặt nằm ngửa xuống đất, hai bàn tay người cứu nạn chồng lên nhau để ở vùng bụng dưới mũi ức (vùng thượng vị) đè ép xuống nhiều lần.

Đối với trẻ lớn và người lớn thì ta có thể đứng phía sau lưng họ, hai bàn tay nắm lại vào nhau ấn thốc mạnh vào vùng thượng vị theo hướng từ dưới lên trên và từ trước ra sau. Đây là những động tác của thủ thuật Heimlic có thể giúp cứu nhiều trường hợp ngạt do sặc dị vật.

Hướng dẫn thủ thuật Heimlich sơ cứu hóc dị vật

Hướng dẫn thủ thuật Heimlich sơ cứu hóc dị vật

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/hat-dau-phong-lac-vao-phe-quan-be-trai-4471450.html)

Tin cùng nội dung

  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Chủ xe máy sẽ đến UBND xã, phường hoặc các điểm thu phí tại khu phố để nộp hoặc chính quyền địa phương cử cán bộ đến thu và cấp biên lai cho người nộp.
  • Trong khi thành phố thay đổi thời gian cấm đường ở khu trung tâm cho diễn tập mít tinh, nhiều người dân không biết nên vẫn chọn lộ trình khác di chuyển khiến nhiều khu vực xảy ra ùn ứ.
  • Vi phạm các quy định cho vay, Vũ Ngọc Kình, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh TP HCM, đã duyệt cho vay trái quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 61 tỉ đồng.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY