Ẩm thực hôm nay

Hạt hẹ trị di tinh, bạch đới

Hạt hẹ còn gọi cửu tử. Theo Đông y, cửu tử vị cay tính ôn; vào can thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương, ích tinh.
Hạt hẹ còn gọi cửu tử. Theo Đông y, cửu tử vị cay tính ôn; vào can thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương, ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân (yêu tất lãnh thống), huyết trắng đái hạ. Liều dùng hằng ngày 5-10g.

Một số bài Thu*c trị bệnh từ cửu tử.

Trị nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột; dùng mật ong làm hoàn, viên bằng hạt đậu. Ngày uống 3-g, uống vào lúc đói với rượu nóng.

Tăng cường hoạt động Sinh d*c cho nam giới: dùng rượu ngâm các vị: hạt hẹ 200g, tằm đực khô 1.000g, dâm dương hoắc 600g, câu kỷ tử 200g, kim anh tử 500g, ngưu tất 300g, ba kích 500g, thục địa 400g, sơn thù 300g, mật ong 4 lít, rượu 400 20 lít. Ngâm 20-30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

Chữa bế kinh: hạt hẹ 10g, hạt dành dành 10g. Hãm sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Cháo có hạt hẹ:

Bài 1: Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 100g, gạo lứt 200g. Tất cả nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 2: Cháo thỏ ty tử, cửu tử: thỏ ty tử 30g, cửu tử 30g, gạo tẻ 100g. Thỏ ty tử, cửu tử sắc hãm lấy nước, bỏ bã, gạo nấu cháo với nước sắc dược liệu. Khi cháo được thêm đường. Dùng cho nam giới mệt mỏi suy nhược, di tinh, di niệu.

Kiêng kỵ: Người bị sốt, viêm nhiễm lở ngứa, đau mắt đỏ không dùng.

TS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hat-he-tri-di-tinh-bach-doi-17398.html)

Tin cùng nội dung

  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Khi bạn có tuổi, nguy cơ đục thủy tinh thể, thị lực suy giảm luôn rình rập. Vậy tại sao không trang bị “vũ khí” bảo vệ mắt ngay từ bây giờ bằng các thực phẩm dưới đây:
  • Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều chỉnh mỡ máu.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Nha chu viêm là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở mô lợi, xương ổ răng và mô nha chu nâng đỡ của răng. Phần lớn các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là do bệnh nha chu gây nên. Người bệnh có triệu chứng sưng đau răng lợi, chân răng bị sưng làm mủ, miệng hôi, bản thân răng cũng bị hủy hoại hoặc bị ăn mòn, đen xám, dễ mẻ vỡ tự nhiên làm cho lợi và răng không bám vào nhau làm lung lay nghiêng ngả. Kèm theo người bệnh có thể đau lưng, mỏi gối, di, mộng tinh...
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.