Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Hệ lụy khủng khiếp khi mắc bệnh tiểu đường lúc còn trẻ

Chế độ ăn uống, lối sống sai lầm là nguyên nhân kích hoạt bệnh tiểu đường tuyp 2. Theo chuyên gia, nếu không thay đổi lối sống thì số người bị tiểu đường sẽ trẻ hóa và tăng lên.
Hạn chế béo phì, dư năng lượng bởi nếu không, gen tiểu đường sẽ bị kích hoạt gây ra đái tháo đường tuyp 2.

Gia tăng bệnh đái tháo đường

ThS Nguyễn Huy Cường - nguyên bác sĩ Khoa Nội tiết và Đái tháo đường, BV Bạch Mai - Giám đốc phòng khám Nội tiết 133 Thái Hà, cho biết, nếu 30 năm trước bệnh nhân đái tháo đường rất ít thì đến nay bệnh nhân này gia tăng nhanh chóng.

Điều đặc biệt là số người phát hiện bệnh tiểu đường và được điều trị chỉ có 40%, còn 60% vẫn đang tiềm ẩn trong dân, chưa được phát hiện.

Theo số liệu thống kê của Hội Đái tháo đường Châu Á, Thái Bình Dương, bệnh nhân bị đái tháo đường tăng 170%. Tuy nhiên, tại Việt Nam, con số này còn tăng hơn rất nhiều, có thể lên đến 300%.

Ngày trước, bệnh tiểu đường chỉ xuất hiện ở những người già thì đến nay bệnh đã trẻ hoá, xuống lứa tuổi 20 - 30. Việc trẻ hóa bệnh nhân bị tiểu đường gây ra nhiều biến chứng và hệ lụy nguy hiểm.

Với một thế hệ người trẻ mắc tiểu đường, xã hội không phải chỉ điều trị cho riêng tiểu đường mà còn kèm các bệnh khác như mỡ máu, huyết áp, các biến chứng mắt, biến chứng suy thận...

Một bệnh nhân tiểu đường phải tốn kém khoảng 5 đến 7 triệu đồng để điều trị bệnh. Dù được BHYT chi trả nhưng nếu bệnh nhân quá đông sẽ tốn kém khủng khiếp.

Chưa hết, những người bị tiểu đường có thể tăng nhồi máu cơ tim, đột quỵ từ 2- 4 lần; tuổi thọ giảm trung bình khoảng 10 năm.

ThS Cường cho biết, thông thường khi phát hiện ra bệnh tiểu đường có nghĩa là nó đã có trước đó 5 - 10 năm rồi. Nhưng trong thời gian đó, bệnh không hề có triệu chứng.

Ở phụ nữ, giai đoạn sớmcó thể biểu hiện bất thường như ​mang thai to, đẻ con to; dễ viêm đường tiết niệu, viêm đường Sinh d*c vì đường máu cao. Một số người dễ viêm răng viêm lợi nhưng triệu chứng này không đặc hiệu, khá mờ nhạt có thể bị bỏ qua.

Đến khi có các triệu chứng khát nước, phải uống nhiều, ăn nhiều vẫn gầy sút, có người sụt 5 -7 kg trong 1 tháng, là lúc bệnh đã nặng.

Chỉ cần làm việc đơn giản này để phòng bệnh tiểu đường

Làm thế nào để phát hiện mình có bị bệnh tiểu đường không? Rất đơn giản bạn chỉ cần định kỳ xét nghiệm đường máu. Nếu không có yếu tố nguy cơ tiểu đường thì tầm tuổi 40 - 45 phải chăm xét nghiệm đường máu. Chỉ cần 1 năm 1 lần cũng sẽ giúp chẩn đoán sớm tiểu đường.

Thử đường máu mỗi năm 1 lần để phát hiện sớm nhất bệnh tiểu đường

Hạn chế béo phì, dư năng lượng bởi nếu không, gen tiểu đường sẽ bị kích hoạt gây ra đái tháo đường tuyp 2.

Chính vì thế, để phòng bệnh, cách đơn giản nhất, đó là luyện tập. Nếu chúng ta ăn nhiều cơm trắng nhưng chúng ta có thể vận động mỗi ngày 30 phút để tiêu hao hết năng lượng dư thừa sẽ không lo bị tiểu đường gõ cửa.

Ăn nhiều lười vận động chính là điều kiện để mở cửa đón bệnh tiểu đường. Mỗi người có thể tự kiểm tra cân nặng của mình cũng là cách phòng bệnh sớm nhất. Khi đường huyết cao cần thường xuyên kiểm tra, nhất là phụ nữ có tiền sử sinh con to.

Những người có bố hoặc mẹ bị tiểu đường thì nguy cơ di truyền rất cao, cần phải phòng bệnh bằng cách ăn uống hợp lý.

Theo Khánh Ngọc - Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/he-luy-khung-khiep-khi-mac-benh-tieu-duong-luc-con-tre-n323400.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY