Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hi hữu dị vật nằm suốt 20 năm trong tá tràng nam thanh niên

Các bác sĩ BV Đại học Quốc gia Hà Nội vừa gắp thành công dị vật nằm suốt 20 năm trong tá tràng của một sinh viên 22 tuổi đang học tại ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội.
Các bác sĩ BV Đại học Quốc gia Hà Nội vừa gắp thành công dị vật nằm suốt 20 năm trong tá tràng của một sinh viên 22 tuổi đang học tại ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội.

BS Phạm Huy Cường , BV Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, dị vật là một ống thông dạ dày đã chuyển màu vàng nâu. Khai thác kĩ tiền sử bệnh nhân không có bệnh lý nào từ nhỏ, chưa đi khám, nằm viện điều trị, cũng như có bất kỳ một can thiệp y tế nào, ngoại trừ lúc 2 tuổi đã từng cấp cứu rửa dạ dày do ngộ độc. Do đó có khả năng đây là một đoạn ống thông dạ dày do bệnh nhân cắn đứt trong quá trình cấp cứu, nằm trong ống tiêu hóa của bệnh nhân 20 năm qua.

Bệnh nhân chỉ tình cờ đi khám bệnh do những cơn đau âm ỉ ở vùng thượng vị, sau khi khám Nội tiêu hóa tại BV Đại học Quốc gia Hà Nội với chẩn đoán Hội chứng dạ dày – tá tràng, người bệnh đã được chỉ định nội soi thực quản, dạ dày để xác định chẩn đoán.

Kết quả bất ngờ khi soi tá tràng, bên cạnh niêm mạc vùng hang vị và hành tá tràng xung huyết, bác sĩ còn phát hiện đầu một vật lạ, hình ống bắt đầu từ DI tá tràng kéo dài đến đoạn đầu DIII tá tràng. Xem xét kĩ hình ảnh nội soi, bằng kinh nghiệm dày dạn trong nội soi tiêu hóa, nhanh chóng xác định là một dị vật chứ không phải là xác giun, BS. Cường đã quyết định sử dụng kĩ thuật gắp dị vật qua nội soi bằng thòng lọng. Do dị vật có đặc điểm là một ống hình trụ dài, không thể cố định chắc chắn dị vật mà chỉ có thể cố định một phía của dị vật, từ đó xuất hiện các nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa do sang chấn của dị vật trong quá trình đưa ra ngoài, dị vật rơi vào khí quản hay thủ thuật thất bại phải thực hiện lại nhiều lần…

Để tránh những tổn thương cho người bệnh, các công đoạn đã được tiến hành rất cẩn thận, tỉ mỉ, sau 4 phút dị vật hình ống, đường kính 0,5cm, dài gần 20cm đã được đưa ra khỏi tá tràng người bệnh nhân mà không gây ra bất kỳ biến chứng hay sang chấn nào, thủ thuật can thiệp qua nội soi thành công ngoài mong đợi.

Các bác sĩ cho biết, gắp thành công dị vật trong đường tiêu hóa trên là một trong những thủ thuật không quá phức tạp nhưng cũng không hề đơn giản do cần sự tỉ mỉ và kinh nghiệm để đảm bảo lấy thành công dị vật mà không gây các sang chấn nguy hiểm khác. Bệnh nhân sau khi được các bác sĩ theo dõi ổn định đã trở về nhà trong tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hi-huu-di-vat-nam-suot-20-nam-trong-ta-trang-nam-thanh-nien-17598.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY