Nghiên cứu do các nhà khoa học Israel thực hiện, xuất bản trên Tạp chí Y khoa New England ngày 5/4. Hiệu quả ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và T* vong vẫn được duy trì sau 6 tuần. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá điều này.
Nghiên cứu được tiến hành trên 1,3 triệu người từ 60 tuổi trở lên, dựa trên dữ liệu của Bộ Y tế Israel kể từ ngày 10/1 đến ngày 2/3, khi biến chủng Omicron lây lan mạnh mẽ.
Tỷ lệ mắc Covid-19 nghiêm trọng một tháng sau khi tiêm liều vaccine thứ 4 thấp hơn so với liều thứ ba. Miễn dịch chống lây nhiễm Omicron đạt đỉnh trong tuần thứ 4 tiêm chủng, nhưng giảm dần kể từ tuần thứ 8. Như vậy, "khả năng bảo vệ của vaccine giảm nhanh chóng", nghiên cứu nêu rõ.
Thực tế, hiệu quả của tất cả các loại vaccine đều giảm một cách tự nhiên, song vaccine chủ yếu tạo ra miễn dịch ban đầu. Hệ miễn dịch ghi nhớ mầm bệnh và bảo vệ cơ thể thời gian sau đó.
Các vaccine hiện có được phát triển dựa trên phiên bản gốc của nCoV. Omicron có một số đột biến khác biệt, có thể trốn tránh một phần miễn dịch từ nhiễm bệnh tự nhiên và cả vaccine.
Một lọ vaccine Pfizer tại Trung tâm y tế Sheba ở Israel. Ảnh: Reuters
Hiện Israel, Mỹ và một số quốc gia khác đề xuất tiêm liều 4 vaccine cho người có nguy cơ chuyển nặng và T* vong cao sau mắc Covid-19. Tuần trước, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) mở rộng đối tượng tiêm liều 4 vaccine Pfizer và Moderna sang người từ 50 tuổi trở lên và người bị suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, giới chuyên gia còn tranh cãi liệu có nên tiêm đại trà hay không.
Các nghiên cứu liên quan đến tính cấp thiết của liều 4 vaccine còn nhiều giới hạn. Nó chỉ so sánh hiệu quả của liều thứ ba và liều thứ 4, không bao gồm người chưa tiêm chủng. Các nhà khoa học cũng chưa trả lời được câu hỏi liệu người dưới 60 tuổi có cần tiêm nhắc lại thêm một lần hay không. Nghiên cứu trước đó của Israel cho thấy liều 4 không quá cần thiết đối với người trẻ tuổi.
Cụ thể, hiệu quả chống nhiễm bệnh của vaccine chỉ duy trì trong thời gian ngắn, tác dụng khiêm tốn.