Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Hiểu Thuốc - Trăm trận trăm thắng! Dùng Thuốc nên biết

Thuốc được phân làm hai loại: loại bán theo đơn của bác sĩ (tức phải được bác sĩ khám và ghi đơn, nhờ đơn này mới mua được Thuốc) và loại bán không cần đơn (người bệnh có thể tự ý mua dùng để chữa các bệnh thông thường như cảm sốt, ho, đau nhức nhẹ, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu...).
Thuốc được phân làm hai loại: loại bán theo đơn của bác sĩ (tức phải được bác sĩ khám và ghi đơn, nhờ đơn này mới mua được Thuốc) và loại bán không cần đơn (người bệnh có thể tự ý mua dùng để chữa các bệnh thông thường như cảm sốt, ho, đau nhức nhẹ, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu...). Các loại Thuốc chữa bệnh dù là loại nào cũng đều là sản phẩm đặc biệt đòi hỏi phải sử dụng đúng để đạt hiệu quả và an toàn.

Chúng ta chỉ sử dụng Thuốc đúng khi có những hiểu biết nhất định, những thông tin cần thiết về Thuốc đó. Đối với Thuốc bán theo đơn, có thể thu nhận thông tin qua đơn Thuốc bác sĩ sau khi khám đã chỉ định và có những lời dặn dò cần thiết. Đối với Thuốc bán không cần đơn, ta nên hỏi dược sĩ tại nhà Thuốc những điều cần biết về Thuốc. Nhưng nếu có và tốt nhất cho cả hai trường hợp nêu trên là ta nên đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo Thuốc. Trong tờ hướng dẫn thường bao gồm các mục sau:

Ghi tên hoạt chất hay còn gọi là dược chất và các tá dược. Thí dụ Thuốc có biệt dược là zentel hoặc albendazol trong thành phần ghi dược chất chính là albendazol là Thuốc trị giun sán và thêm khá nhiều tá dược để tạo thành Thuốc viên nén. Cần biết tên dược chất vì đây chính là tên Thuốc dùng cho việc điều trị. Đã có nhiều trường hợp bà mẹ cho con uống nhiều Thuốc tưởng là khác nhau nhưng chỉ chứa một dược chất hạ sốt là paracetamol đưa đến trẻ bị ngộ độc Thuốc rất đáng tiếc.

Là phần ghi những trường hợp dùng Thuốc. Có thể ghi trường hợp bệnh (điều trị cơn tăng huyết áp) hoặc ghi trị tác nhân bệnh (trị giun đũa, giun kim, giun móc) hoặc dùng để dự phòng (dự phòng cơn đau thắt ngực). Cần đọc phần này để xem Thuốc sẽ dùng có phù hợp với bệnh đang cần điều trị hay không.

Ghi cách dùng Thuốc: ví dụ như ngậm dưới lưỡi, uống hoặc tiêm bắp, tĩnh mạch... còn liều được ghi: liều dùng cho một lần, liều trong 24 giờ (tức trong một ngày), liều cho một đợt điều trị. Thí dụ: Thuốc được ghi: 500mg x 3 lần/ngày, trong 10 ngày, có nghĩa là mỗi lần dùng 500mg Thuốc (thường là uống 1 viên chứa 500mg hoạt chất), dùng 3 lần trong ngày, dùng trong 10 ngày liên tiếp.

Là phần ghi những trường hợp không được dùng Thuốc. Thường ghi một số đối tượng như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người bị suy gan, suy thận, người bị mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của Thuốc... hoặc trường hợp nhược cơ, hôn mê gan, loét dạ dày tiến triển...

Nếu trong phần này chỉ ghi chống chỉ định phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà một trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng Thuốc.

Là thành phần ghi những điều cần lưu ý, thí dụ có Thuốc ghi trong thời gian dùng Thuốc phải theo dõi chức năng gan hoặc Thuốc không được tiêm bắp mà phải tiêm tĩnh mạch chậm...

Phần “lưu ý - thận trọng” có thể được xem là “chống chỉ định tương đối”. Có nghĩa là vì thận trọng có những trường hợp không được dùng Thuốc nhưng không cấm hoàn toàn. Thí dụ: Thuốc được ghi: “người lái xe hay vận hành máy móc cần thận trọng khi sử dụng Thuốc do Thuốc có thể gây buồn ngủ ngầy ngật” ta nên hiểu người lái xe hay vận hành máy móc - nên tránh dùng Thuốc, còn những người không làm việc vẫn có thể dùng hoặc Thuốc được ghi: “thận trọng khi chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi”, có nghĩa là tốt nhất nên tránh dùng cho trẻ dưới 2 tuổi nhưng vì sự cần thiết, bác sĩ vẫn có thể chỉ định Thuốc cho trẻ và theo dõi kỹ.

Là phần ghi những tác dụng xảy ra ngoài ý muốn khi sử dụng Thuốc. Thí dụ, một số Thuốc dùng trong bệnh lý tim mạch uống vào là gây ho khan hoặc có Thuốc làm cho phân có màu đen, làm nước tiểu có màu vàng, màu xanh, đỏ... Một số tác dụng phụ của Thuốc thường hay gặp: đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt... thường các tác dụng phụ này sẽ mất đi khi ngưng dùng Thuốc.

Là phần ghi Thuốc nếu dùng cùng lúc với một số Thuốc khác sẽ bị các phản ứng bất lợi. Thí dụ, aspirin nếu dùng chung với các Thuốc giảm đau chống viêm giống như nó (được gọi là các Thuốc chống viêm không steroid) sẽ đưa đến tương tác Thuốc làm tổn hại niêm mạc dạ dày (hại bao tử) hơn, hay aspirin nếu dùng chung với Thuốc chống đông như coumarin sẽ gây xuất huyết.

Trong tờ hướng dẫn không ghi hạn dùng. Tuy nhiên, người sử dụng Thuốc cần xem kỹ hạn dùng được ghi trên bao bì (nhãn Thuốc, vỉ Thuốc hoặc hộp giấy đựng lọ Thuốc). Hạn dùng được định nghĩa là “khoảng thời gian sử dụng được ấn định cho một lô Thuốc (Thuốc được sản xuất theo lô) mà sau thời hạn này Thuốc đó không còn giá trị sử dụng”. Như vậy, nếu đọc trên nhãn Thuốc hoặc bao bì: HD (hoặc Exp.Date): 30/6/2009, có nghĩa là trong suốt thời gian từ lúc Thuốc xuất xưởng đến hết ngày 30/6/2009 Thuốc có giá trị sử dụng, đến ngày 1/7/2009 Thuốc quá hạn sử dụng. Nếu Thuốc quá hạn dùng, phải bỏ đi, không được sử dụng.

Câu “Biết Thuốc biết ta trăm trận trăm thắng” được dùng ở đây thật ra để chỉ kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần có của bác sĩ, dược sĩ trong sử dụng Thuốc chữa bệnh là chính. Còn sự hiểu biết về Thuốc của người dùng Thuốc cần phải có chỉ ở mức độ tối thiểu cơ bản giúp người đó không dùng Thuốc sai. Vì vậy, xin đặc biệt lưu ý, người dùng Thuốc không nên có ảo tưởng “đọc xong bản hướng dẫn là hiểu biết hết về Thuốc” và rồi tự ý chẩn đoán bệnh, tự chữa bệnh bằng Thuốc. Tự chẩn đoán để tự chữa bệnh bằng Thuốc là rất nguy hiểm, dễ chuốc họa vào thân.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hieu-thuoc-tram-tran-tram-thang-dung-thuoc-nen-biet-14281.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.