Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì?

Ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tham khảo ngay bài viết để biết thêm thông tin và xử lý đúng cách

ho lâu ngày không khỏi là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến đường hô hấp. bên cạnh đó, nếu thường xuyên tái phát hoặc xuất hiện kéo dài không khỏi, cơn ho có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. đồng thời làm suy giảm sức khỏe. vậy ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì? cần xử lý như thế nào khi mắc bệnh?

Ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì?

Ho được xem là một phản ứng của cơ thể giúp người bệnh tống các tác nhân gây dị ứng, vật thể lạ và lượng chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. chính vì thế khi xuất hiện, đa phần những cơn ho thường không kéo dài và lành tính. triệu chứng ho có thể dễ dàng xuất hiện khi cơ thể bị cảm lạnh hoặc bị cảm cúm. tùy thuộc vào cách chăm sóc, sức đề kháng và tình trạng bệnh lý, cơn ho có thể xuất hiện từ vài ngày cho đến vài tuần. sau khi cơ thể khỏe lại, cơn ho sẽ khỏi. tuy nhiên đối với những trường hợp ho lâu ngày không khỏi, người bệnh cần đặc biệt lưu ý. bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan.

Tình trạng ho lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm sau:

Ho gà

Về cơ bản, bệnh ho gà đã được loại bỏ khi trẻ tiêm vác – xin phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên căn bệnh này vẫn có thể xuất hiện nếu người bệnh chủ quan và không phòng tránh đúng cách. Đa phần bệnh ho gà thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Khi phát bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có dấu hiệu ho khan thành từng cơn và ho kéo dài nhưng không có đờm.

Thời gian đầu khi mắc bệnh ho gà, cơ thể xuất hiện những triệu chứng tương tự như bệnh cảm lạnh. Bao gồm: Sốt, chảy nước mũi và ho nhẹ. Sau khi bệnh xuất hiện từ 1 – 2 tuần, tầng suất xuất hiện cơn ho sẽ nhiều hơn. Đôi khi cơn ho sẽ xuất hiện kéo dài, ho dữ dội khiến cơ thể mệt mỏi.

Nếu không sớm được khắc phục và điều trị đúng cách, bệnh ho gà có thể phát triển mạnh và dẫn đến bệnh viêm phổi. chính vì thế, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những triệu chứng nêu trên kèm theo ho lâu ngày không khỏi, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra. đồng thời thực hiện xét nghiệm máu và chụp x-quang để chẩn đoán bệnh lý. sau đó điều trị bằng Thu*c kháng sinh.

Bệnh lao

Tình trạng ho lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh ho lao. khi mắc bệnh, cơn ho sẽ xuất hiện và kéo dài hơn 3 tuần. bên cạnh đó, khi bị ho lao, người bệnh còn nhận thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng sau: ho ra máu kèm theo hiện tượng cơ thể suy nhược, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau ngực, cơ thể mệt mỏi, sốt đổ mồ hôi nhiều về đêm.

Bệnh lao được hình thành do sự xuất hiện của trực khuẩn mycobacterium tuberculosis. bệnh thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. cụ thể như: những người mắc bệnh ung thư, bệnh nhẫn bị nhiễm hiv… khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các cơn ho lâu ngày không khỏi kèm theo những triệu chứng nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra. đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh lao cần được điều trị sớm và điều trị đúng cách. Bởi nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ Tu vong cao vì vi khuẩn lao có khả năng phát triển mạnh mẽ và lây lan khắp cơ thể. Khi đó, các khớp, xương sống, não và trái tim đều bị ảnh hưởng. Để có thể xác định được trực khuẩn mycobacterium tuberculosis và mức độ phát triển bệnh lý, người bệnh sẽ được xét nghiệm máu. Hoặc bệnh nhân có thể được bác sĩ yêu cầu chẩn đoán bệnh lý qua da. Sau khi xác định được chính xác mức độ phát triển bệnh lao, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng những loại Thu*c kháng sinh.

Ung thư phổi

Các cuộc nghiên cứu và khảo sát đã chỉ ra rằng, có đến 65% bệnh nhân bị ho kéo dài không khỏi mắc bệnh ung thư phổi ngay tại thời điểm chẩn đoán. thậm chí ho lâu ngày không khỏi là triệu chứng duy nhất để chuẩn đoán bệnh lý.

Người ta thướng suy nghĩ và cho rằng những người hút Thu*c lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Tuy nhiên, trên thực tế có 28% bệnh nhân mắc căn bệnh này là những người chưa bao giờ hút Thu*c hoặc chạm tay vào Thu*c.

Khi cơ thể xuất hiện những cơn ho kéo dài trên 2 tuần cùng với triệu chứng nuốt đau, chất nhầy có lẫn máu hoặc chất nhầy có màu rỉ sét, khàn tiếng, đau ngực… Người bệnh cần tiến hành thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Đôi khi những dấu hiệu nêu trên có thể là cơn khởi phát hen ở bệnh nhân là người lớn. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan. Thay vào đó bạn cần được thực hiện một số kiểm tra thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng. Điều này sẽ giúp bạn xác định các khối u trong phổi hoặc ở một số bộ phận khác của cơ thể nếu có.

Viêm phổi

Triệu chứng ho trong bệnh viêm phổi rất khác so với những bệnh lý về đường hô hấp khác. Thường là ho dai dẳng, ho khan và ho nhiều hơn vào ban đêm. Khi mắc bệnh nhiều bệnh nhân tự điều trị cơn ho bằng cách sử dụng những loại Thu*c không kê đơn. Tuy nhiên hoạt động này đôi khi không tốt vì những loại Thu*c sẽ gây trở ngại cho việc giải phóng lượng đờm ra khỏi cơ thể và ra khỏi phổi bằng cách ho. Chính vì thế khi nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng ho kèm theo tình trạng cảm lạnh mà không thuyên giảm sau 10 ngày, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và chẩn đoán bệnh lý.

Ngoài ra nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng khác như: Đau ngực, khó thở, ho ra đờm nhầy có lẫn máu hoặc có màu xanh và/hoặc sốt cao… người bệnh cần sớm đến bệnh viện. Khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra phổi. Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu đáng ngờ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang, làm thêm xét nghiệm máu. Một số trường hợp nghiêm trọng khác, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện CT scan.

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh viêm phổi, bác sĩ sẽ kê cho bạn một đơn Thu*c có chứa những loại Thu*c kháng sinh. Thông thường bệnh sẽ được cải thiện sau vài ngày sử dụng Thu*c.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Tại Mỹ hơn 7 triệu phụ nữ sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác khó thở. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường là hậu quả của việc hút Thu*c. Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh COPD đã tăng và phát triển gấp bốn lần trong ba thập kỷ qua.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, những người Tu vong sau khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chủ yếu là phụ nữ. Chính vì thế, nếu bạn đã từng hút Thu*c hoặc đang hút Thu*c mà bị ho kèm theo tình trạng khó thở xuất hiện nhiều chất nhầy (nhất là vào buổi sáng), tức ngực, thở khò khè, người bệnh cần sớm đến bệnh viện. Đồng thời thông báo với bác sĩ chuyên ngành phổi hoặc bác sĩ chuyên khoa hô hấp về tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Khi được thông báo, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh lý.

Thông thường bác sĩ sẽ kê cho bạn một đơn Thu*c theo toa như Thu*c giãn phế quản để điều trị. Để quá trình chữa bệnh trở nên tốt hơn, điều đầu tiên bạn cần làm là phải bỏ Thu*c lá.

Hen suyễn

Bệnh hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn ho lâu ngày không khỏi. đây là một căn bệnh mãn tính có khả năng gây viêm khí quản và làm ảnh hưởng đến đường hô hấp. điều này làm hạn chế quá trình luồng không khí vào trong phổi gây ho. bệnh hen suyễn xuất hiện có thể là do người bệnh tiếp xúc với phấn hoa, khói Thu*c, khí thải, lông thú, thức ăn và một số tác nhân gây dị ứng khác. khi mắc bệnh hen suyễn, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể thường xuyên xuất hiện những cơn ho hen. kèm theo đó là tình trạng tức ngực, khó thở, thở khò khè. những triệu chứng này đôi lúc sẽ nặng hơn vào ban đêm hoặc sau khi bệnh nhân vận động hoặc tập thể dục.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay còn gọi là ợ nóng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ho mãn tính. Căn bệnh này thường xuất hiện khi lượng axit từ dạ dày bị rò rỉ và trào ngược (quay trở lại) vào đường ống thực phẩm. Bệnh sẽ có dấu hiệu trở nặng khi bạn nằm xuống vào buổi tối.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên (URTI) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ho. Nhiễm trùng đường hô hấp trên xuất hiện thường là do cơ thể bị nhiễm virus. Trong một số trường hợp khác là do nhiễm khuẩn. Đối với những tường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, bệnh thường xuất hiện và kéo dài hơn một tuần. Nhiễm trùng đường hô hấp trên xuất hiện do nhiễm virus thường bắt đầu từ 2 – 3 ngày sau lần nhiễm đầu tiên. Đối với trẻ nhỏ, bệnh có thể có thể xuất hiện và kéo dài từ 6 – 7 ngày và từ 3 – 14 ngày đối với bệnh nhân là người lớn.

Ngoài triệu chứng ho lâu ngày không khỏi, khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, người bệnh còn nhận thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình khác. đó là: đau đầu, sốt, hắt hơi, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi.

Chảy dịch mũi sau

Khi vùng niêm mạc mũi sản sinh ra một lượng chất nhầy quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng chảy dịch mũi sau. lượng chất nhầy được tiết ra không chỉ chảy xuống mũi mà còn chảy xuống phía sau vùng cổ họng. điều này khiến các thụ thể và các dây thần kinh bị kích thích dẫn đến ho lâu ngày không khỏi. đây là một trong những triệu chứng thường gặp của tình trạng nhiễm virus và dị ứng.

Tình trạng ho lâu ngày do chảy dịch mũi sau có thể là ho khan hoặc ho có đờm. cơn ho sẽ xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. bên cạnh triệu chứng ho, người bệnh còn cảm thấy vùng cổ họng ngứa ngáy dẫn đến hắt hơi. đồng thời xuất hiện tình trạng ngứa mắt, chảy nước mắt. ngoài ra người bệnh cũng có khả năng bị nổi chàm nếu nguyên nhân là do dị ứng.

Vấn đề về tim

Tình trạng ho lâu ngày không khỏi có thể xuất hiện khi bạn gặp các vấn đề về tim. kèm theo đó là triệu chứng khó thở khi vận động mạnh hoặc hoạt động quá sức, ho khò khè, ho dai dẳng, xuất hiện hiện tượng giữ nước, cơ thể mệt mỏi. những triệu chứng này có thể xuất hiện do bệnh nhân bị suy tim. chính vì thế nếu bạn bị ho lâu ngày không khỏi kèm theo những triệu chứng nêu trên, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời kiểm tra và chẩn đoán bệnh lý. điều này sẽ giúp quá trình điều trị bệnh trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn. đồng thời giúp bạn tránh mắc phải những rủi ro không mong muốn và tránh gây nguy hiểm.

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì?”. tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những cơn co kéo dài không khỏi. bên cạnh đó sau khi đã chẩn đoán chính xác bệnh lý, người bệnh nên áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. điều này sẽ giúp bạn tránh mắc phải những biến chứng nghiêm trọng và tránh gây nguy hiểm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ho-lau-ngay-khong-khoi-canh-bao-benh-gi)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY