An toàn thực phẩm hôm nay

Hoa đậu biếc tốt cho sức khỏe nhưng pha theo 3 cách này lại hóa độc, thậm chí đe dọa tính mạng

Thời gian vừa qua, nhiều chị em thích thêm hoa đậu biếc vào trong các món ăn của mình để màu sắc được bắt mắt. Tuy nhiên, dùng hoa đậu biếc phải đúng cách nếu không lợi sẽ thành hại.

Các nghiên cứu cho thấy hoa đậu biếc chứa nhiều chất anthocyanin là chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào, phòng bệnh ung thư. sử dụng hoa đậu biếc làm trà khá lành mạnh bởi không chứa caffeine.

Ngoài ra hoa đậu biếc còn có chất proanthocyanidin có tác dụng cải thiện hệ thần kinh trung ương, cải thiện lưu thông máu và tăng cường trí nhớ. không chỉ vậy, hoa đậu biếc còn có thể làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, bảo vệ tim mạch, giảm căng thẳng, giảm cân hiệu quả…

Tuy nhiên, muốn hoa đậu biếc phát huy hết tác dụng thì bạn phải dùng đúng cách. còn nếu dùng theo 3 cách dưới đây thì có thể đe dọa đến tính mạng.

Pha quá nhiều hoa đậu biếc trong một lúc

Lương y hồng thúy hằng (hội đông y cà mau) cho biết, trà hoa đậu biếc tốt nhưng không được lạm dụng. tiêu thụ quá nhiều hoa đậu biếc trong cùng một lúc có thể gây lạnh bụng do đậu biếc tính hàn. những người bị huyết áp thấp, máu khó đông nếu uống nhiều trà hoa đậu biếc sẽ càng nguy hiểm bởi chất anthocyanin trong chúng có khả năng ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu.

Theo lương y Hằng thì một người bình thường trung bình chỉ nên sử dụng khoảng dưới 15 bông.

Ảnh minh họa

Pha cả rễ và hạt hoa đậu biếc

Có 2 bộ phận của cây hoa đậu biếc chứa chất độc đó là hạt và rễ. chính vì vậy mà bạn không nên tiêu thụ 2 bộ phận này, đặc biệt không được dùng chúng để pha trà.

Rễ đậu biếc có vị chát, đắng, có chứa một lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc hay trị rắn cắn, côn trùng cắn... do đó có thể gây buồn nôn nếu ăn phải.

Còn hạt đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gây ngộ độc khi nhai nuốt phải, biểu hiện là nôn mửa, tiêu chảy nặng. Thực tế đã ghi nhận không ít ca ngộ độc do ăn phải hạt đậu biếc, trong đó chủ yếu là trẻ em.

Dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha trà

Đa số mọi người đều mắc phải sai lầm đó là đun nước sôi 100 độ C sau đó dùng pha trà luôn. Nhiệt độ nước quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của trà. Không những vậy, uống nước khi còn quá nóng còn ảnh hưởng đến thực quản, hệ tiêu hóa và cả răng, lợi.

Nhưng nếu bạn dùng nước quá nguội để pha trà thì không thể khiến các tinh chất trong đậu biếc được tiết ra hoàn toàn, gây lãng phí dinh dưỡng.

Nhiệt độ thích hợp nhất để pha trà hoa đậu biếc là khoảng 75 độ c.

Lưu ý cần nhớ khi dùng trà hoa đậu biếc

Theo lương y đa khoa bùi đắc sáng (viện hàn lâm kh&cn việt nam, hội đông y hà nội), chỉ nên xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe chứ không nên coi là thuốc, có tác dụng chữa bệnh. mỗi ngày chỉ nên uống 1-2 cốc chứ không nên lạm dụng, không nên dùng dài ngày. nên mua hoa có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh việc lẫn tạp chất, phơi sấy không đảm bảo chất lượng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.

Theo lương y nguyễn thị lý (hội đông y hà tĩnh) thì những người huyết áp thấp, phụ nữ có thai cần tránh dùng hoa đậu biếc vì thành phần trong hoa có thể làm giảm đường huyết, gây chóng mặt, buồn nôn.

Ngoài ra, phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt và người mắc bệnh máu khó đông cũng không nên sử dụng.

Người đang điều trị bệnh cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. người sắp phẫu thuật dù tiểu phẫu hay đại phẫu cũng không nên dùng hoa đậu biếc, đến khi sức khỏe hồi phục có thể sử dụng trở lại theo sự tư vấn của chuyên gia.

Theo Trần Thu Thủy/Sài Gòn Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/hoa-dau-biec-tot-cho-suc-khoe-nhung-pha-theo-3-cach-nay-lai-hoa-doc-tham-chi-de-doa-tinh-mang.html

Theo Trần Thu Thủy/Sài Gòn Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/hoa-dau-biec-tot-cho-suc-khoe-nhung-pha-theo-3-cach-nay-lai-hoa-doc-tham-chi-de-doa-tinh-mang/20220702024552306)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY