Suy đa tạng (SĐT) là một tình trạng viêm nội mạch toàn thân do một đả kích làm hoạt hoá các tế bào miễn dịch.
ĐẠI CƯƠNG
Suy đa tạng (SĐT) là một tình trạng viêm nội mạch toàn thân do một đả kích làm hoạt hoá các tế bào miễn dịch
SĐT là nguyên nhân TV hàng đầu trong HSCC:
Chiếm 15% các BN HSCC.
Tiến triển phụ thuộc khả năng HSCC.
Là một rối loạn hệ thống.
Tạo điều kiện cho VK đường ruột vào máu.
NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP
Nhiễm khuẩn, virut, KST.
Bỏng.
Chấn thương.
Sốc.
Viêm tuỵ cấp.
Ngộ độc cấp, rắn độc cắn.
Hít phải dịch vị.
Bệnh máu.
Bệnh tạo keo.
SINH BỆNH HỌC
RL điều hoà miễn dịch: sản xuất ra cytokines, eicosanoids.
RL chức năng nội mạc: viêm nội mạch.
RL chuyển hóa: tăng tiêu thụ, giảm cung cấp O2 ở tế bào.
Chuyển dịch vi khuẩn đường ruột vào máu.
HẬU QUẢ SINH BỆNH HỌC
Các cơ quan đích bị suy yếu thường là phổi, thận, gan, ống tiêu hóa, tim, hệ thần kinh.
Ở phổi
Sinh bệnh học:
Tăng thấm tính mao mạch.
Tăng tỷ lệ VA/Q (gấp 2).
Giảm chuyển hóa các chất vận mạch.
Hậu quả S*nh l*:
Giảm độ giãn nở phổi.
Giảm oxy máu.
Huyết động không ổn định.
Ở thận
Sinh bệnh học:
Rối loạn phân bố dòng chảy thận.
Các Thu*c gây độc với thận.
Hậu quả S*nh l*:
Suy thận.
Tăng creatinin máu.
Đái ít.
Ở gan
Sinh bệnh học:
Tăng quá trình tổng hợp, tiếp theo là giảm.
Giảm tổng hợp IgA.
Giảm tổng hợp muối mật.
Hậu quả S*nh l*:
Tăng chuyển hóa.
Tăng văng khuẩn huyết từ ruột.
Vàng da, rối loạn đông máu.
Tăng dị hóa ngoại biên.
Ở ống tiêu hóa
Sinh bệnh học:
Giảm IgA, dùng KS và Thu*c kháng sinh.
Tăng thấm tính hàng rào ruột.
Teo niêm mạc.
Hậu quả S*nh l*:
Tăng khả năng vượt rào của VK qua ruột vào máu.
Chảy máu tiêu hóa.
Ở tim
Sinh bệnh học:
Phát sinh yếu tố ức chế cơ tim (MDF)
Hậu quả S*nh l*:
Giảm cung lượng tim.
Ở thần kinh
Sinh bệnh học:
Xuất hiện các chất dẫn truyền thần kinh lưu hành giả.
Tăng chuyển hóa.
Hậu quả S*nh l*:
Rối loạn ý thức.
Viêm thần kinh ngoại biên.
LÂM SÀNG
SĐT tiến triển, nhưng cũng có thể bị cầm chân.
Tiến triển theo 4 giai đoạn:
Gđ1: Sau một đả kích hay nhiễm khuẩn - tăng động.
Gđ2: Suy hô hấp, vàng da, giảm tiểu cầu.
Gđ3: huyết động bất ổn, suy gan, thận, toan lactic, RL đông máu.
Gđ4: suy tim, xơ phổi, hạ HA, VTK ngoại biên.
CHẨN ĐOÁN SUY ĐA TẠNG
Dựa theo chẩn đoán của Knaus (1989).
Suy tuần hoàn
Có một trong những dấu hiệu sau:
Nhịp tim ≤ 54lần/phút
HA tâm thu < 60mmHg hay HA trung bình ≤ 49mmHg
Cơn nhịp nhanh thất hay rung thất
pH máu động mạch £ 7,24 với PaCO2 £ 40mmHg
Suy hô hấp
Có một hay nhiều rối loạn sau:
Nhịp thở tự nhiên ≤ 5lần/phút hay ≥ 49lần/phút.
PaCO2 ≥ 50mmHg.
(A-a)DO2 ≥ 350mmHg.
P(A-a)O2 = 713(FiO2) – PaCO2 – PaO2.
Phải thở máy hay CPAP vào ngày thứ 4 sau suy tạng.
Suy thận
Có một hay nhiều rối loạn sau, loại trừ BN đang chạy TNT chu kỳ.
Lượng nước tiểu ≤ 479ml/24h hay ≤ 159ml/8h
Azot urê huyết tương ≥ 100mg (36µmol/l)
Cretinin huyết tương ≥ 3,5mg/100ml (310µmol/l)
Suy gan
Bilirubin máu ≥ 6mg%
Thời gian prothrombin > 4s (không có kháng đông)
RL huyết học
Bạch cầu ≥ 1000/mm3
Tiểu cầu ≤ 20.000/ mm3
Hematocrit ≤ 20%
RL thần kinh TW
Điểm Glasgow ≤ 6 (không dùng an thần)
XỬ TRÍ
Điều trị toàn diện
Xử trí nguyên nhân sớm.
Xử trí triệu chứng (HSCC):
Chống suy tuần hoàn cấp
Truyền dịch.
Dopamin, dobutamin.
Chống suy hô hấp cấp
Bảo đảm SpO2 ≥ 92%, PIP hay Ppl < 35cmH2O.
Vt thấp (6ml/kg) với pH>7,25 và tăng thán.
Chống suy thận cấp
Lọc máu (hemofiltration) là cơ bản nhất (lọc cả cytokin và nội độc tố).
Chống suy gan
Bảo vệ gan bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Chống toan lactic nếu có, nhất là khi HA không đáp ứng dopamin.
Insulin khi có tăng đường máu (>10mmol/l)
Nếu có Ca ion hóa hạ, bù Calci TM.
Điều trị theo sinh bệnh học
Ngăn ngừa vi khuẩn đi qua hàng rào ruột bằng KS.
Ức chế tác dụng của nội độc tố: Gamma globulin, interferon.
Chống các cytokin:
Corticoid, ibuprofen.
Thu*c kháng PAF.
Ức chế men tiêu protein.
Kháng TNF, kháng interleukin (1-6).
Kháng TX A2.
Kháng các gốc oxy tự do (vitamin E).
Ức chế lipoxygenase.
Chế độ ăn nhiều acid béo không no.
Thanh lọc các chất trung gian độc.
Hemofiltration sớm.
KẾT LUẬN
Chống sốc sớm.
Xử trí nguyên nhân sớm.
Điều trị toàn diện.
Nguồn: Internet.