Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Làm gì để tăng sức đề kháng? Trước khi tiêm vắc xin lưu ý gì?

MangYTe - Những ngày giãn cách quanh quẩn trong nhà chật chội, các thói quen hằng ngày đều phải tạm gác có thể tác động đến sức khỏe của mỗi người. Làm sao để “sống khỏe” trong 15 ngày giãn cách đang là mối lo chung của nhiều người.

Tập yoga tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội - Ảnh: HOÀNG AN

pgs.ts lâm vĩnh niên - trưởng khoa dinh dưỡng - tiết chế (bệnh viện đh y dược tp.hcm) - cho biết tác động của đại dịch covid-19 vượt ra ngoài phạm vi nguy cơ về lây nhiễm virus. thay đổi trong lối sống do lệnh giãn cách ở nhà có thể tác động lên sức khỏe và tâm lý của mỗi người.

Các nghiên cứu cho thấy đại dịch gây tình trạng căng thẳng và lo lắng, điều này cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, động lực tập luyện vận động cơ thể và cả chất lượng giấc ngủ. Ví dụ chất lượng giấc ngủ kém dẫn đến tăng cảm giác đói, giảm nhạy cảm insulin…

Bài tập yoga phục hồi giúp hạn chế rối loạn lo âu và cân bằng cơ thể từ bên trong

Thống kê còn cho thấy tình trạng giãn cách tại nhà dẫn đến tăng nguy cơ thừa cân và béo phì; các rối loạn này là tiền đề dẫn đến các bệnh mạn tính không lây như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường type 2, bệnh khớp… Người thừa cân cũng có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn khi nhiễm virus SARS-CoV2.

Để sống khỏe mạnh trong giai đoạn giãn cách ở nhà, PGS.TS Lâm Vĩnh Niên khuyên mọi người cần lưu ý có chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, đủ chất đạm, sử dụng chất bột đường tốt (tránh đường đơn giản); đủ chất xơ, sử dụng chất béo lành mạnh (hạn chế béo bão hòa có trong mỡ, chất béo có trong thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn) và ăn nhiều rau quả để cung cấp vi chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.

Ngoài ra cũng duy trì lối sống tích cực, kiểm soát căng thẳng. Mỗi ngày nên vận động ít nhất 30 phút, nên chọn hình thức tập luyện tại nhà.

Một người 70kg sẽ đốt cháy khoảng 100 calo cho mỗi dặm (tương đương 1,6km). Do đó nếu đi bộ 8km với 10.000 bước chân có thể đốt cháy 500 calo. Đều này vừa giúp rèn luyện thể chất, kiểm soát cân nặng và kiểm soát stress.

* vừa mới tiêm vắc xin loại khác (rubella, hpv…) có được tiêm vắc xin covid-19 hay không? sau bao lâu có thể tiêm?

- ts.bs nguyễn huy luân - trưởng đơn vị tiêm chủng bệnh viện đh y dược tp.hcm - cho biết vắc xin covid-19 được khuyến cáo sử dụng riêng, với khoảng thời gian tối thiểu là 14 ngày trước hoặc sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào khác.

Mặc dù hiện nay đã có thêm nhiều dữ liệu được thu thập về tính an toàn của vắc xin covid-19 nhưng vẫn nên thận trọng khi phối hợp vắc xin bởi những lo ngại về tính an toàn hoặc tính sinh miễn dịch.

Nếu vì những lý do đặc biệt cần phải phối hợp vắc xin covid-19 với vắc xin khác khi tiêm chủng, khuyến cáo nên tiêm vắc xin ở 2 chi riêng biệt hoặc nếu tiêm cùng 1 chi thì vị trí tiêm cách xa nhau ít nhất 2,5cm trở lên.

* Người đang dùng Thu*c kháng sinh có nên tiêm vắc xin?

- TS.BS Nguyễn Huy Luân cho rằng vấn đề sử dụng Thu*c kháng sinh có thể liên quan đến bệnh lý cấp tính bạn đang mắc phải, do đó khuyến cáo cần đem toa Thu*c và bệnh án đang điều trị để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

* trong 15 ngày giãn cách, ngành y tế tp.hcm đang cố gắng tận dụng "thời gian vàng" để đến từng ngõ, gõ từng nhà lấy mẫu xét nghiệm. vậy có khuyến cáo gì đối với người dân trước khi lấy mẫu xét nghiệm covid-19?

- bác sĩ phạm tấn hoàng - trưởng khoa sinh hóa (bệnh viện tp thủ đức) - cho biết xét nghiệm covid-19 khác với các loại xét nghiệm khác là lấy dịch ở tị hầu (không phải lấy máu), do đó người dân dù đang uống một loại Thu*c nào, hoặc đang mang bệnh lý nào đó cũng không nên lo lắng, bởi không ảnh hưởng đến kết quả lấy mẫu xét nghiệm.

Một số lưu ý nhỏ là ngay khi lấy mẫu, người được lấy không nên súc họng, tị hầu bằng nước muối, hoặc các loại nước sát khuẩn khác bởi việc này có thể làm giảm nồng độ hoặc phân tán virus, kéo theo kết quả xét nghiệm không chính xác.

Súc họng thường xuyên bằng nước mối cũng là cách để ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của COVID-19.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo tuổi trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch covid-19 khi tp.hcm thực hiện chỉ thị 16 của chính phủ trong 15 ngày để dập dịch.

Nguồn: HCDC - Đồ họa: NGỌC THÀNH

HỎi - ĐÁP về dịch COVID-19: Có nên cách ly F0 nhẹ tại nhà thay vì điều trị tại cơ sở y tế?

Tto - đến sáng nay 12-7, số ca mắc covid-19 riêng tại tp.hcm trong đợt dịch này đã là 13.556 người, với tốc độ gia tăng ca mắc mới như hiện nay, nhiều ý kiến đề xuất nên cách ly f0 không triệu chứng tại nhà, thay vì đưa đến cơ sở y tế gây quá tải.

HƯƠNG THẢO

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/hoi-dap-ve-dich-covid-19-lam-gi-de-tang-suc-de-khang-truoc-khi-tiem-vac-xin-luu-y-gi-20210712112953803.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY