Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Hơn 90% người bệnh suy tim chưa có lối sống lành mạnh

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Ba Lan cho thấy chỉ có dưới 10% người bệnh suy tim thay đổi lối sống lành mạnh sau khi mắc bệnh, bao gồm tập thể dục thường xuyên, kiểm soát lượng nước uống và muối trong chế độ ăn uống mỗi ngày.

Không dùng Thu*c theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, không thay đổi lối sống lành mạnh là những yếu tố góp phần khiến các triệu chứng suy tim thêm trầm trọng, làm tăng nguy cơ khiến người bệnh phải nhập viện.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây từ Đại học Y Wroclaw (Ba Lan), chỉ có khoảng 7% người bệnh suy tim thực sự tuân theo các khuyến nghị của bác sỹ về việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn, nhằm cải thiện căn bệnh nguy hiểm này. Các nhà khoa học cũng cho rằng, nguyên nhân lớn nhất có thể là do người bệnh cảm thấy cô đơn và lười thay đổi lối sống.

4 thay đổi lối sống mà hầu hết người bệnh suy tim được khuyến cáo bao gồm: Theo dõi cân nặng hàng ngày hoặc 3 lần/tuần, ăn ít muối, kiểm soát lượng nước uống và tập thể dục đều đặn hơn.

Tuy nhiên, theo Natalia Świątoniowska - tác giả nghiên cứu, bệnh nhân ít khi tuân thủ những khuyến cáo điều trị suy tim này, nhất là tăng cường hoạt động thể chất, ăn giảm muối và kiểm soát lượng nước uống.

Người bệnh suy tim nên chú ý theo dõi cân nặng, có chế độ ăn uống lành mạnh


Thay đổi lối sống tốt cho người bệnh suy tim như thế nào?

Phù do dư thừa chất lỏng là một triệu chứng thường gặp ở người bệnh suy tim. Do đó, hạn chế nước trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Theo dõi cân nặng hàng ngày cũng rất quan trọng vì tăng cân đột ngột trong một vài ngày có thể cảnh báo người bệnh suy tim đang bị giữ nước. Triệu chứng này có thể xuất hiện trước khi người bệnh suy tim cảm thấy khó thở, sưng, phù chân…

Vậy tại sao người bệnh suy tim nên hạn chế tiêu thụ muối ăn? Các nhà khoa học cho rằng, ăn quá nhiều muối có thể khiến tình trạng giữ nước thêm nghiêm trọng, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy tim như khó thở, mệt mỏi…

Tốt hơn hết, người bệnh suy tim nên hạn chế tiêu thụ natri xuống còn dưới 2.000mg/ngày. Tùy từng mức độ suy tim mà hàm lượng tiêu thụ natri sẽ không giống nhau. Điển hình như đối với người bệnh suy tim nặng hoặc ở giai đoạn cuối gần như phải cắt giảm muối hoàn toàn.

Hãy luôn nhớ bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh suy tim

Khi bị suy tim, trái tim sẽ không có khả năng bơm đủ máu giàu oxy tới các cơ quan trong cơ thể. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc người bệnh suy tim không thể có một cuộc sống trọn vẹn.

Nhìn chung, trong nhiều năm qua, tiên lượng cho bệnh suy tim đã được cải thiện đáng kể với ngày càng nhiều biện pháp giúp quản lý bệnh hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, với kết quả nghiên cứu mới nói trên, Natalia Świątoniowska cảnh báo cần tăng cường các chiến lược, khuyến cáo điều trị suy tim để người bệnh hiểu tầm quan trọng của việc thay đổi lối sống lành mạnh.

Các nhà khoa học cũng gợi ý việc cần nâng cao hiểu biết của người nhà, người chăm sóc cho người bệnh suy tim. Họ sẽ cần chú ý, đảm bảo người bệnh uống Thu*c đúng giờ, có chế độ ăn lành mạnh hay khuyến khích người bệnh tập thể dục đều đặn hơn.

Theo Vi Bùi - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Nguồn: alobacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d304e973330852b957a9f43)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Suy tim là một trong những lý do phổ biến nhất, khiến nhiều người trên 65 tuổi phải vào bệnh viện. Kênh Mạng Y Tế xin cung cấp thông tin cơ bản về suy tim.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY