Vào thế kỷ 14, hắc dịch đã càn quét từ Đông Á sang Tây Âu. Trong vòng hơn 10 năm, nó đã làm ch*t khoảng 1/4 tổng dân số Á-Âu. Tại Anh quốc, cứ 10 người thì có 4 người ch*t. Riêng thành phố Florence tổn thất 50 ngàn dân trong tổng số 100.000 ngàn dân.
Tháng 3/1520 (thế kỷ 16), lính Francisco de Eguía đã mang theo mầm bệnh đậu mùa khi đặt chân đến Mexico. Đến tháng 12/1520, dịch bệnh đậu mùa đã tàn phá toàn bộ Trung Mỹ khiến 1/3 tổng dân số khu vực này Tu vong.
Năm 1918, một chủng cúm mang virus độc lực đã phát tán, chỉ trong vòng vài tháng đã đến những góc hẻo lánh nhất trên thế giới. Ước tính dịch cúm đã “thổi bay” 5% dân số Ấn Độ. Trên hòn đảo Tahiti, 14% dân số đã thiệt mạng. Ở đảo Samoa là 20%. Dịch cúm này đã giết ch*t nhiều hơn cả số người ch*t trong 4 năm diễn ra cuộc Đại chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Tuy vậy, cả sự mắc bệnh và tác động của các đại dịch lên dân chúng đã giảm đáng kể, bất chấp các đại dịch bùng nổ khủng khiếp như AIDS và Ebola thì thực sự các đại dịch sau này đã giảm số người Tu vong. Khả năng phòng thủ của con người chống lại các tác nhân gây bệnh không phải là sự cô lập mà là chia sẻ thông tin.
Khi hắc dịch tấn công vào thế kỷ 14, con người chưa có ý tưởng về căn nguyên gây ra dịch và làm gì để ngăn chặn nó. Người ta cho rằng do thần linh nổi giận, ác quỷ... chứ chưa biết đến sự tồn tại của vi khuẩn và virus. Vì lẽ đó mà khi hắc dịch hay dịch đậu mùa xảy ra thì các chính quyền thường chỉ khích lệ người dân tổ chức các buổi cầu nguyện quy mô lớn để cầu khấn thần linh. Và khi đám đông ngồi sát bên nhau để cầu nguyện thì cùng lúc sẽ tạo ra nhiễm trùng hàng loạt.
Một bệnh viện dã chiến nơi các bệnh nhân cúm được “đặc trị bằng không khí sạch” vào năm 1918.
1 thế kỷ qua, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tổng hợp nhiều thông tin để hiểu biết nhiều hơn về cơ chế đằng sau đại dịch và các phương pháp để chống lại chúng. Thuyết tiến hóa đã giải thích tại sao và làm thế nào các bệnh mới bùng phát, còn các bệnh cũ lại trở nên độc hại hơn, từ đó đã tìm ra vắc-xin để dự phòng bệnh. Đến nay, các nhà khoa học chỉ mất 2 tuần để xác định virus SARS-CoV-2, lập trình bộ gene của nó và tạo ra một xét nghiệm đáng tin cậy nhằm xác thực người nhiễm bệnh.
Và cuộc đại chiến COVID-19 hiện tại, chúng ta không thể tự bảo vệ mình chỉ bằng cách phong tỏa biên giới vĩnh viễn. Lịch sử chỉ ra rằng cách thức bảo vệ tốt nhất là chia sẻ những thông tin khoa học đáng tin cậy và đoàn kết toàn cầu.
Chẳng hạn với cơ chế virus từ động vật truyền sang người, ban đầu virus sẽ chậm thích nghi với vật chủ mới là con người. Trong khi cố gắng sao chép trong cơ thể người, các virus sẽ trải qua vài dạng đột biến và đều vô hại. Sau mỗi lần đột biến, virus lại dễ lây lan hơn cũng như đề kháng mạnh hơn với hệ miễn dịch của con người và chủng virus đột biến này sẽ nhanh chóng lây lan trong loài người...
Hiện nhân loại đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không chỉ bởi sự tàn phá của COVID-19 mà còn ở chỗ thiếu lòng tin giữa con người với nhau. Để chống lại đại dịch, người ta cần tin tưởng các chuyên gia khoa học, các cư dân cần tin giới chức công cộng cũng như các nước cần tin lẫn nhau. Nếu toàn cầu đoàn kết hợp tác chặt chẽ thì không chỉ là chiến thắng chống COVID-19 mà còn là chiến thắng mọi mầm bệnh trong tương lai.
Chủ đề liên quan:
chiến thắng dịch bệnh hợp tác nCoV Sức khỏe toàn dân sức khỏe việt nam Viêm phổi cấp virus corona vũ khí