Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Hư lao (suy nhược cơ thể): dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị y học cổ truyền

Tâm quí kiên vong, huyền vựng, sắc mặt gầy bệch, khí đoản gầy gò, ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc,ăn không ngon miệng, hoặc bụng đau tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.

Đại cương

Định nghĩa

Trung y mô tả suy nhược thần kinh trong phạm trù “ Bất mi “,“Kinh quí “, “Kiện vong “mất ngủ hay mê. Triệu chứng chủ yếu là đau đầu nặng nề, trí nhớ giảm, tâm quí, di tinh,suy nhược cơ thể, sức đề kháng giảm sút; gặp nhiều ở người lao động trí óc, phát bệnh từ từ.

Nguyên nhân bệnh lý

Suy nghĩ quá độ, tinh thần quá căng thẳng, do mắc một số bệnh mạn tính kéo dài, chức năng tạng phủ mất điều hoà, tâm chủ thần khí, tâm khí hư tổn, tâm huyết bất túc thận chủ tàng tinh, thận khí hư tổn, thận tinh bất túc.

Có thể thấy: kinh quí, kiện vong thất miên, đầu choáng, tai ù, đau lưng, di tinh, lo lắng hại tỳ, tỳ hư huyết thiếu, ăn kém, mệt mỏi tâm quí, mặt tiều tụy, kém sắc thấu chí không thư thái, làm cho can đởm khí uất và âm hư dương vượng, làm ngực sườn đầy tức, miệng đắng, mất ngủ, đầu choáng, mắt hoa.Bệnh chủ yếu lệ thuộc 4 tạng (tâm, tỳ, can, thận)bị mất điều hòa.

Biện chứng phương trị

Tìm hiểu nguyên nhân phát bệnh,động viên tư tưởng người bệnh được tốt sẽ phát huy tính tích cực giữa y sinh và bệnh nhân, quyết tâm chiến thắng bệnh tật; kết hợp điều trị với lao động và thể dục liệu pháp; ăn uống sinh hoạt làm việc hợp lý. Lâm sàng chủ yếu dựa vào tình trạng hư hay thực của tạng phủ, chú ý đến bổ âm - dương và khí – huyết.

Lâm sàng và thể bệnh

Âm hư dương vượng

Đau đầu choáng váng, mắt hoa tai ù, trí nhớ giảm (kiện vong), sức chú ý không tập trung dễ phiền táo, tâm quí bất định, thắt lưng đau mỏi, chi gầy vô lực, họng khô, miệng ráo, tiểu tiện vàng đỏ, đầu lưỡi ít rêu hoặc rêu vàng mỏng, mạch huyền sác hoặc tế sác.

Phương điều trị: tư âm giáng hoả - bình can tiềm dương.

Bài Thu*c: “kỷ cúc địa hoàng hoàn” gia giảm (thang).

Thục địa 12g.

Sinh địa 12g.

Sơn thù 12g.

Kỷ tử 10g.

Cúc hoa 10g.

Sa sâm 10g.

Toan táo nhân 10g.

Bá tử nhân 10g.

Sắc uống ngày 1 thang. Nếu nhịp tim nhanh, tâm phiền mất ngủ, hay quên, di tinh, tai ù, lưng và gối đau mỏi, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, đầu lưỡi đỏ, mạch tế sác là chứng tâm thận bất giao; điều trị phải dùng “lục vị địa hoàng hoàn” gia thêm: ngũ vị tử 8g, toan táo nhân 20g, bán hạ chế 6g, hoàng liên 4 - 6g.

Đởm hư đàm nghịch

Hư phiền thất miên, kinh quí hoặc đau đầu ẩu thổ, đại tiện lỏng nát, rêu lưỡi trắng hoặc nhờn, mạch huyền hoặc sác hoặc kết.

Pháp chữa: ôn đởm trừ đàm.

Thu*c: “ôn đởm thang”.

Gia giảm:

Nếu đàm tụ thì gia thêm: viễn trí 8g, đởm nam tinh 12g.

Nếu khí hư mạch kết thì gia thêm: đẳng sâm 16g.

Nếu hư nhiệt đầu lưỡi đỏ thì gia thêm: thiên hoa phấn, bách hợp mỗi thứ đều 12g.

Nếu rìa lưỡi có ban điểm ứ huyết, mạch súc thì gia thêm: đan sâm 16g, đào nhân 12g, hồng hoa 8g.

Tâm tỳ lưỡng hư

Tâm quí kiên vong, huyền vựng, sắc mặt gầy bệch, khí đoản gầy gò, ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc,ăn không ngon miệng, hoặc bụng đau tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.

Pháp điều trị: kiện tỳ dưỡng tâm - bổ huyết ích khí.

Phương Thu*c: “qui tỳ thang gia giảm”.

Bạch truật 12g.

Đương qui 8g.

Đẳng sâm 8g.

Hoàng kỳ 12g.

Toan táo nhân.

12g Phục thần 8g.

Viễn trí 6g.

Long nhãn nhục 8g.

Chích cam thảo 4g.

Nếu tinh thần ủy mị, đầu choáng, mắt hoa, hư phiền tâm qúi, tư hãn, mồm lưỡi sinh nhọt, kinh nguyệt không đều, chất lưỡi hồng nhợt, rêu trắng mỏng, mạch tế sác là tâm huyết bất túc thì dùng “bổ tâm hoàn”.

Thận dương hư

Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt nhợt trắng, lưng đau, chân mỏi, thân thể giá lạnh, chi lạnh, dễ tỉnh giấc, đái đêm nhiều, tiểu tiện trong , liệt dương, táo tiết hoặc di tinh, rêu lưỡi nhợt trắng, mạch trầm tế hoặc hư vô lực.

Pháp trị: ôn bổ thận dương.

Phương Thu*c: “kim quĩ thận khí hoàn” hoặc “hữu qui ẩm”.

Nếu mắt hoa, phát thoát (rụng tóc), lưng gối lạnh giá, di tinh, lưỡi mềm bệu nhợt, rêu trắng mạch hư đại hoặc trì, tinh hư huyết thiếu, dương khí suy nhược thì phải tuyên bổ âm - dương, dùng quế chi, long cốt, mẫu lệ thang.

Thu*c nam nghiệm phương

Bài Thu*c

Rễ của cây táo chua bỏ vỏ lụa 35g, đan sâm 16g. Sắc nước 1 - 2h, chia 2 lần uống trước khi ngủ trưa và trước khi đi ngủ buổi tối.

Hy thiêm thảo 35g, ngũ vị tử 8g, hàm tu thảo 30g. Sắc nước uống.

Châm cứu

Huyệt chính: an miênII, thần môn, nội quan (bình bổ bình tả) ngày 1 lần châm trước khi đi ngủ; có thể gia giảm thêm: ế minh, túc tam lý, tam âm giao.

Huyệt phối hợp: an miên I, an miên II kích thích mạnh, không lưu châm, mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ, 7 - 10 ngày là 1 liệu trình.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocdongy/hu-lao-suy-nhuoc-co-the/)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY