Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Tập yoga chữa viêm phế quản mang lại nhiều lợi ích như làm sạch đường hô hấp, giải phóng niêm mạc và cải thiện dung tích phổi, giảm căng thẳng...

sự sống của chúng ta đều phụ thuộc vào hệ hô hấp vì vậy khi có bất kỳ sự rối loạn nào từ hệ hô hấp đều làm cho sức khỏe của bản thân bị ảnh hưởng. việc lựa chọn một số bài tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà sẽ cải thiện được chức năng của hệ hô hấp, giữ cho hơi thở được thông suốt giúp điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.

Lợi ích của yoga với người viêm phế quản

Yoga là những bài tập giúp cơ thể rèn luyện về cả thể chất và tinh thần mà mọi người ai cũng có thể thực hiện được. đối với những người bị viêm phế quản, tập yoga thường mang lại những lợi ích vô cùng bất ngờ như:

    Yoga có thể giúp bạn loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh như một lối sống không lành mạnh, thói quen xấu như hút Thu*c, cải thiện hiện hệ thống miễn dịch, giảm được những căng thẳng của cơ thể. Nó bảo vệ bạn khỏi những tác nhân gây bệnh.

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Dưới đây là một số bài tập yoga  giúp bạn đẩy lùi được bệnh viêm phế quản một cách nhanh chóng và hiệu quả:

1/ Sukhasana (Tư thế thoải mái)

Tư thế sukasana trong yoga là một tư thế thiền thể dễ dàng thực hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau. thời gian để tập tư thế này tốt nhất là vào buổi sáng, nếu bạn không kết hợp nó với những bài tập yoga khác thì không cần thiết phải tập khi đói. tư thế yoga này không quy định thời gian luyện tập là bao lâu, miễn bạn cảm thấy thoải mái là được.

Cách thực hiện:

    Ngồi thẳng lưng và để hai chân duỗi thẳng trước mặt.

Khi tham gia tập yoga chữa viêm phế quản với tư thế này, nếu bạn có thể ngồi trong khoảng 2h30 phút là bạn đã thành thạo nó.

Lợi ích đối với bệnh nhân viêm phế quản:

    Tư thế Sukhasana này làm dịu tâm trí của bệnh nhân và giúp mở rộng lồng ngực.

Lưu ý khi thực hiện:

    Không thực hiện bài tập này nếu như bạn đang bị chấn thương hoặc viêm ở hông hoặc đầu gối.

2/ Ardha Matsyendrasana ( Tư thế biến thể vặn mình)

Tư thế Ardha Matsyendrasana được đặt tên theo một nhà hiền triết có tên là Matsyendrasana.

Tư thế yoga này nên được thực hiện vào mỗi buổi sáng hoặc ít nhất là 4 – 6 giờ sau khi ăn. Mỗi động tác tập của tư thế yoga này nên giữ ít nhất từ 30 – 60 giây.

Các thực hiện:

    Ngồi thẳng lưng với tư thể hai chân duỗi thẳng.

Lợi ích đối với bệnh nhân viêm phế quản:

    Tư thế này giúp tăng lượng oxy được cung cấp cho phổi của bạn, làm mở ngực.

Lưu ý khi thực hiện:

    Tư thế yoga này không được thực hiện trong thời gian mang thai và kinh nguyệt vì nó đòi hỏi sự xoắn mạnh ở bụng.

3/ Simhasana (Tư thế sư tử)

Tư thế simhasana được thực hiện giống như thư thế một con sư tử đang gầm rú. khi thực hiện bạn phải kết hợp với những bài tập yoga khác. thời gian thực hiện tốt nhất là vào sáng sớm, tuy nhiên nếu như bạn không sắp xếp được thời gian có thể thực hiện buổi chiều. tư thế yoga này phải được thực hiện khi đói hoặc sau bữa ăn ít nhất là 4 – 6 giờ.

Cách thực hiện:

    Trước tiên bạn phải quỳ xuống sàn, sau đó hãy bắt chéo mắt cá chân sao cho mặt trước của mắt cá chân phải cao hơn mặt sau của mắt cá chân trái. Phần đáy chậu phải chạm vào phía trên gót chân.

Lợi ích đối với bệnh nhân viêm phế quản:

    Tư thế Simhasana giúp giảm căng thẳng ở ngực và mặt.

Lưu ý khi thực hiện:

    Tư thế này thường rất an toàn cho người thực hiện. Nếu bạn bị chấn thương hoặc đau đầu gối có thể ngồi trên ghế để thực hiện tư thế này.

4/ Uttanasana (Tư thế gập người)

Với tư thế này sẽ giúp kéo căng cơ thể của bạn ra. Khi thực hiện bạn nên để bụng đói hoặc chỉ thực hiện sau 4 – 6 giờ sau khi ăn. Bạn có thể thực hiện bài tập vào mỗi buổi sáng hoặc vào lúc chiều tối.

Cách thực hiện:

    Đứng với tư thế thẳng ở trên thảm và tay lên hông đồng thời hít sâu vào.

Lợi ích đối với bệnh viêm phế quản:

    Nó làm giảm chăng thẳng và lo lắng của bạn về bệnh, giúp tâm trí thư giãn hơn.

Lưu ý khi thực hiện:

    Nếu bạn gặp phải các tình trạng như chấn thương lưng dưới, đau thần kinh tọa, bệnh tăng nhãn áp hoặc võng mạc bị bong thì không nên thực hiện bài tập.

5/ Ardha Pincha Mayurasana (Tư thế cá heo)

Tư thế Ardha Pincha Mayurasana được thực hiện giống như tạo một chữ V ngược. Khi thực hiện bạn nên tập lúc bụng đói hoặc sau khi ăn 4 -6 giờ. Nếu không thể thực hiện vào sáng sớm bạn có thể tập vào buổi chiều.

Cách thực hiện:

    Bắt đầu thực hiện bằng cách bạn hãy quỳ xuống sàn nhà.

Lợi ích đối với người viêm phế quản:

    Kéo dài vai và tăng cường sức mạnh cho cánh tay và chân.

Lưu ý khi thực hiện:

    Nếu bạn bị chấn thương ở cổ hoặc vai thì không nên thực hiện bài tập này.

6/ Salamba Sarvangasana (Tư thế đứng bằng vai)

Tư thế Salamba Sarvangasana khi thực hiện nó có tác dụng đến toàn bộ chân tay. Nên thực hiện vào mỗi buổi sáng khi bụng còn đói.

Cách thực hiện:

    Bắt đầu thực hiện bằng các nằm thẳng trên thảm tập, duỗi thẳng hai chân và hai cánh tay.

Lợi ích với người bị viêm phế quản:

    Cai thiện lưu lượng máu đến khu vực phổi của bạn.

Lưu ý khi thực hiện:

    Tránh thực hiện động tác này nếu như bạn đang gặp phải các  vấn để như tiêu chảy, nhức đầu, huyết áp cao, kinh nguyệt, chấn thương cổ.

7/ Savasana (Tư thế thư giãn)

Tư thế này thường được thực hiện sau mỗi buổi tập yoga, nó giúp cơ thể thư giãn hoàn toàn. Bạn có thể thực hiện nó vào bất cứ thời gian nào trong ngày mà không nhất thiết là lúc bụng đói. Tùy vào nhu cầu của bạn sẽ có thời gian luyện tập hợp lý nhất.

Cách thực hiện:

    Với tư thế nằm thẳng trên sàn nhà và chắc chắn rằng không có bất kỳ sự làm phiền nào trong lúc thực hiện.

Lợi ích đối với người viêm phế quản:

    Giúp thư giãn toàn bộ cơ thể, làm giảm sự mệt mỏi và căng thẳng ở những người bị viêm phế quản.

Lưu ý khi thực hiện:

    Bài tập này rất an toàn và phù hợp cho mọi đối tượng vì vậy bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, khi thực hiện bài tập yoga này bạn tuyệt đối không được ngủ quên.

Một số bài tập yoga chữa viêm phế quản trên đây thường mang lại nhiều lợi ích cho những người bệnh viêm phế quản. giúp họ cải thiện được tinh thần, thư giãn cơ thể,  mở rộng cơ ngực, kiểm soát và chữa lành bệnh. tuy nhiên, trước khi thực hiện bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có phù hợp không và cần có sự hướng dẫn của huấn luận viên khi tập.

Nếu bạn mắc phải bệnh viêm phế quản nên kết hợp các bài luyện tập yoga, những mẹo vặt chữa trị tại nhà cùng với việc điều trị tại các cơ sở y khoa sẽ giúp bệnh được cải thiện nhanh chóng hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tap-yoga-chua-viem-phe-quan-tai-nha)

Tin cùng nội dung

  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY