Tâm sự hôm nay

Hút shisha điện tử - Kiểu chơi nguy hại

Những năm gần đây, thú vui hút shisha (một loại Thu*c lào nguồn gốc Ả rập) được nhiều bạn trẻ chọn làm thú chơi và coi như một cách để thể hiện bản thân.
Những năm gần đây, thú vui hút shisha (một loại Thu*c lào nguồn gốc Ả rập) được nhiều bạn trẻ chọn làm thú chơi và coi như một cách để thể hiện bản thân. Trong khi thông tin về tác dụng, ảnh hưởng của loại Thu*c này vẫn còn mù mờ thì gần đây, dựa trên sự thành công của Thu*c lá điện tử, các loại điếu shisha điện tử cũng ra đời và nhanh chóng được giới trẻ chuyền tay. Đây cũng là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh khi con em mình sa vào “thú chơi” này.

Bán công khai, tràn lan

Sản phẩm này chủ yếu được rao bán công khai trên các trang web hoặc trang mạng xã hội, trang rao vặt mua bán. Theo quan sát, có đến hàng chục chủng loại, mẫu mã nhãn hiệu khác nhau. Các hãng sản xuất đều có tên nước ngoài và mỗi hãng đều có nhiều sản phẩm từ giá thấp đến cao, bình chứa Thu*c nhỏ, to...

Giá rẻ nhất cho một điếu Thu*c shisha điện tử vào khoảng 600.000 đồng, cao nhất lên tới hơn 2 triệu đồng, thậm chí 3 triệu đồng. Tương tự Thu*c lá điện tử, người hút shisha điện tử cũng cần mua một lọ tinh dầu các loại với giá từ 70.000 đồng đến hơn 200.000 đồng.

Điều đáng lo ngại là hút shisha khác với Thu*c lá, là bởi mùi vị thơm quyến rũ của tinh dầu các loại hoa quả chứ không “hôi” như khói Thu*c, cả người hút lẫn người “ngửi” đều không bị phản ứng thái quá. Chính bởi vậy “khách hàng” của shisha là cả nam lẫn nữ, lứa tuổi cũng “rộng mở” hơn, thậm chí nữ còn khoái loại Thu*c này hơn cả nam bởi họ vẫn tự coi hút shisha là sành, là dân chơi trong khi với Thu*c lá thì không phải ai cũng quen được. Nhờ lợi thế này mà khi xuất hiện, điếu Thu*c shisha điện tử liền nhanh chóng lan rộng và “chui lủi” vào lớp trẻ ở nhiều lứa tuổi.

Tại một quán cà phê của “teen” ở quận Đống Đa, Hà Nội, tôi không khó để bắt gặp hình ảnh những thanh niên đang ở độ tuổi học sinh, sinh viên ngồi với nhau, trên tay là những ống nhựa dài bằng cây viết bi với nhiều màu sắc khác nhau, vừa trò chuyện, cười đùa, vừa chuyền tay nhau đưa lên miệng hút. Họ đung đưa lả lướt theo những làn khói trắng tỏa ra. Trao đổi về shisha điện tử với nhiều bạn trẻ, họ cho biết mới hút vào có vị thơm ở trong miệng, khói cũng thơm, nhưng hút nhiều lại có mùi khét và gắt hơn, đặc biệt là cảm giác hơi váng vất trong đầu.

Theo những người chuyên đi nhập hàng về bán trong nước, thì giống như nhiều mặt hàng khác, giá thành để nhập hàng chính hãng từ Mỹ, Australia, châu Âu về tận Việt Nam khá cao, bán được ít nên không ăn thua. Hầu hết các đầu mối bán buôn bán lẻ điếu shisha điện tử đều nhập hàng từ Quảng Đông, Trung Quốc. Lợi nhuận mặt hàng này cao gấp nhiều lần giá gốc và đặc biệt phần lãi tiềm năng nằm ở những lọ tinh dầu mà sau đó khách hàng thường phải mua liên tục.

Trên thực tế, shisha điện tử gần như là hàng trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ, không nhãn phụ tiếng Việt, một số người bán còn chẳng ngại ngần thành thật “khai báo” là sản xuất tại Trung Quốc.

Hiện chưa có một bản báo cáo chi tiết nào thông tin về các loại điếu shisha điện tử đang bán trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên theo các chuyên gia phòng chống tác hại Thu*c lá, thì trong một điếu shisha có khá nhiều loại hóa chất khác nhau tạo thành. Ví dụ như chất nicotin nếu được tinh chế thì có ít độc hại hơn Thu*c lá thông thường nhưng để chiết xuất được nicotin tinh khiết thì giá thành rất cao và hiếm khi nicotin sử dụng trong Thu*c lá điện tử hiện nay.

Còn thông tin trên trang web của Trường đại học Y khoa Havard cho biết, trong shisha điện tử có nhiều hóa chất khác nhau gồm diethylene glycol (một chất có độc tính cao), nitrosamines và ít nhất bốn loại hóa chất khác có hại cho sức khỏe con người. Để tung ra thị trường, hàm lượng các hóa chất này thường thấp hơn trong Thu*c lá, nhưng không vì thế mà nó ít nguy hiểm đối với sức khỏe.

Ngoài ra, theo BS. Ngọc Lưu Phương, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thì bản thân điếu shisha điện tử đã tiềm ẩn những nguy cơ lây qua đường miệng, đặc biệt là giới trẻ hay dùng chung một điếu Thu*c nữa. Đặc biệt, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã cảnh báo về tác hại của shisha.

Phụ huynh lo lắng

Nhiều bạn đọc đã phản ánh rằng họ phát hiện con em mình đang ở độ tuổi sinh viên hút thứ Thu*c shisha điện tử này và rất lo lắng bởi không biết trong điếu Thu*c gồm những thành phần gì. Chị Hồ Quỳnh H. (Cầu Giấy, Hà Nội) ái ngại: “Con tôi đang học cấp 3, bị giáo viên bắt gặp đang cùng các bạn hút điếu shisha điện tử ngay trong lớp. Lo con hư một phần, nhưng lo cả thứ “tinh dầu” hóa chất gì đó từ bên trong. Tôi tra cứu trên mạng thấy hầu hết đều nhập từ Trung Quốc, nguồn gốc trôi nổi mập mờ. Bây giờ ngay cả các loại M* t*y cũng hết sức tinh vi nên tôi vô cùng lo lắng khi giới trẻ sử dụng sản phẩm đầy hóa chất này”.

Được biết nhiều năm nay, tất cả các trường học đều cấm học sinh hút bất kể loại Thu*c lá nào kể cả Thu*c thường lẫn điện tử. Tuy nhiên, shisha điện tử có “ưu điểm” nhỏ gọn, khói tan biến rất nhanh, mùi hương không lan rộng, nên nhiều học sinh vẫn dấm dúi sử dụng dễ dàng trong trường.

Đã đến lúc cơ quan chức năng cần làm rõ những nguồn gốc của các loại Thu*c lá điện tử, shisha điện tử, quản lý chặt chẽ các nguồn hàng kinh doanh sản phẩm này cũng như làm rõ thành phần hoạt chất chứa trong đó. Nhà trường cùng các bậc phụ huynh cần phối hợp tuyên truyền, nghiêm khắc răn đe, giám sát con em bởi từ một thói quen xấu này rất dễ dẫn tới những sự “nghiền” khác nguy hại hơn.

Hoàng Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hut-shisha-dien-tu-kieu-choi-nguy-hai-19219.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY