Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Hút Thuốc lá - Nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao

Khói Thuốc khi vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu. Trong phút đầu của quá trình hút Thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30%...

Nhịp tim có thể giảm xuống từ từ nếu tiếp tục hút Thuốc, nhưng không bao giờ trở về bình thường nếu chưa ngừng hút.

Từ năm 1940, các nhà khoa học đã phát hiện mối liên hệ giữa hút Thuốc lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch, dù hút một vài điếu Thuốc trong ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim này.

Mối liên quan chặt chẽ giữa hút Thuốc lá và bệnh tim mạch không chỉ thấy ở cả hai giới, trong người trẻ và người già mà còn thấy ở tất cả các chủng tộc.

Những bệnh mà người hút Thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ.

Xơ vữa động mạch: Chứng xơ vữa động mạch là do tích luỹ các chất béo trong động mạch và gây cản trở và làm hẹp các động mạch. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành do lớp nội mạch bị phá huỷ bởi các hóa chất trong khói Thuốc.

Một nghiên cứu trên cộng đồng ở Pháp năm 1991 cho thấy so với nhóm nữ không hút Thuốc, nhóm nữ hút Thuốc có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao gấp 3,9 lần.

Một nghiên cứu khác do Fine-Edelstein và cộng sự năm 1994 tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng so với nhóm không hút Thuốc, nhóm đang hút Thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 2,8 lần (ở nam) và 3,1 lần (ở nữ) .

Bệnh mạch vành: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa hút Thuốc lá và nhồi máu cơ tim cho dù nghiên cứu được thực hiện trên chủng tộc hay dân tộc nào. Hút Thuốc lá còn được xác định là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng nhất của bệnh nhồi máu cơ tim ở phụ nữ dưới 50 tuổi.

So với người không hút Thuốc, nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên 1,6 lần ở người đã từng hút Thuốc, lên 3 lần ở người hút từ 1-14 điếu/ngày và lên 5,5 lần ở người hút trên 14 điếu Thuốc/ngày.

Nguy cơ mắc và ch*t do bệnh mạch vành ở người hút Thuốc cao hơn người không hút Thuốc từ 2,5 lần đến 75 lần tùy theo mức độ hút Thuốc, theo giới và tuổi.

Hút Thuốc lá làm tăng nguy cơ ch*t đột ngột do kết dính tiểu cầu, giải phóng những chất catecholamines gây ra huyết khối cấp tính và loạn nhịp tim.

Các bằng chứng cho thấy nicotine ảnh hưởng đến khả năng dẫn chuyền của tế bào cơ tim, thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa hút Thuốc lá với loạn nhịp tim và ch*t đột ngột.

Bệnh mạch máu não: Bệnh mạch máu não là một hội chứng tổn thương thần kinh do máu tưới lên não bị ngắt quãng. Tổn thương có thể từ nhẹ đến nặng tùy theo vùng não bộ nào bị tổn thương và có thể là tạm thời (thiếu máu cục bộ tam thời) hay vĩnh viễn (đột quỵ).

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa đã khẳng định hút Thuốc lá là một nguyên nhân gây ra bệnh mạch máu não. Một nghiên cứu theo dõi 40 năm từ 1951 đến 1991 của Doll và cs. năm 1994 khẳng định liên quan giữa hút Thuốc và ch*t cho đột quỵ.

Nguy cơ ch*t do đột quỵ ở người hút Thuốc cao hơn người không hút Thuốc từ 1,3 đến 2,1 lần tùy vào loại đột quỵ. Với những người hút Thuốc nhiều hơn, nguy cơ bị đột quy cao hơn, cụ thể là nguy cơ chảy máu dưới màng não tăng lên từ 1,4 đến 1,7 và 3,4 lần ở ba nhóm ương ứng hút từ 1-14 điếu Thuốc lá/ngày, hút từ 15-24 điếu/ngày và hút từ trên 24 điếu/ngày.

Cao huyết áp: Một tác động nguy hiểm khác của khói Thuốc là gây tăng huyết áp cấp tính. Trong vòng vài phút hút Thuốc, nhịp tim bắt đầu tăng. Để phản ứng lại sự kích thích này, mạch máu co bóp lại buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để luân chuyển ô xy.

Một số nghiên cứu cho thấy huyết áp trở về bình thường giữa các lần hút Thuốc nhưng nếu hút nhiều lần trong ngày làm tăng huyết áp trung bình, dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Hút Thuốc còn làm giảm tác dụng của việc điều trị tăng huyết áp do các chất hóa học trong khói Thuốc kích thích gan sản xuất enzym vào trong máu làm hạn chế tác dụng của Thuốc.

Theo Minh Phong - Giáo dục thời đại

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hut-thuoc-la-nguy-co-mac-benh-tim-mach-rat-cao-n332419.html)

Tin cùng nội dung

  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY