Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Kết quả xét nghiệm BN người Anh số 22 bị tái dương tính trước khi về nước

Tối 17/4, bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Đà Nẵng, cho biết: vừa nhận thông tin về kết quả xét nghiệm của bệnh nhân số 22 (quốc tịch Anh) sau khi trở về nước. Kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Theo thông tin CDC nhận được từ Tổng lãnh sứ quán Anh tại TP HCM: Ngày 14/4, Bệnh viện Royal Surrey (Anh) đã lấy mẫu bệnh phẩm (dịch ngoáy họng) của bệnh số 22 để xét nghiệm SARS-CoV-2. Một ngày sau đó, kết quả cho thấy bệnh nhân này âm tính.

Trước đó, ngày 2/3, bệnh nhân C. đến Đà Nẵng du lịch. Đến ngày 8/3, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đà Nẵng điều trị sau khi xác định mắc COVID-19. Bệnh nhân được ra viện ngày 27/3, sau 3 lần có kết quả xét nghiệm âm tính với chủng virus này. Bệnh nhân được cách ly 14 ngày tại khách sạn Sam Grand (quận Sơn Trà).

Ngày 11/4, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, lãnh đạo Sở Y tế TP HCM cho biết bệnh nhân dương tính trở lại với SARS-CoV-2 khi đến sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục xuất cảnh về nước.

Sau khi nhận thông tin, CDC Đà Nẵng đã xác định 58 người có tiếp xúc gần với bệnh nhân C. khi người này cách ly trong thời gian khỏi bệnh. Ngành y tế thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm tất cả những trường hợp này và cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Hiện tại, CDC Đà Nẵng đang xin ý kiến của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 của thành phố về việc áp dụng biện pháp cách ly phù hợp với 58 người có tiếp xúc gần với bệnh nhân này.

Trước đó, trong công văn khẩn gửi Bộ Y tế ngày 13/4, Sở Y tế Đà Nẵng khẳng định địa phương đã điều trị, cách ly sau điều trị theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống COVID-19.

Những việc người bệnh ung thư nên làm để chống lây nhiễm COVID-19

Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không mắc ung thư.

Hà Nội: Cửa hàng Thu*c báo ngay cho ngành y tế nếu khách hàng có dấu hiệu ho, sốt

Các cơ sở bán lẻ Thu*c phải lập sổ theo dõi thông tin người mua. Trường hợp người mua Thu*c ho, sốt... và người có triệu chứng ho, sốt, khó thở... cần thực hiện kiểm tra thân nhiệt, hướng dẫn khai Tờ khai y tế, khai thác tiền sử dịch tễ và báo cáo cho cơ quan y tế trên địa bàn.

Bộ Y tế cảnh báo việc dùng Thu*c tẩy giun, Thu*c chữa HIV để 'chống' COVID-19

Bộ Y tế cảnh báo trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, có hiện tượng người dân tự ý tìm mua các Thu*c nêu trên để tích trữ, tự sử dụng điều trị dự phòng COVID-19, việc này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân do tác dụng không mong muốn của Thu*c.

Giám đốc Sở Y tế thông tin về ca mắc COVID-19 đầu tiên ở ổ dịch Hà Giang

Tối 17/4, Giám đốc Sở Y tế Hà Giang BS CKII Lương Viết Thuần cho biết, sức khỏe của bệnh nhân số 268 hiện đang được điều trị tại khu cách ly của BVĐK huyện Đồng Văn, ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, thể trạng đang tốt lên.



Nguyễn Thành

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/ket-qua-xet-nghiem-bn-nguoi-anh-so-22-bi-tai-duong-tinh-truoc-khi-ve-nuoc-1643835.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY