Sức khỏe hôm nay

Khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt

Rất nhiều phụ nữ trước và khi hành kinh thường thay đổi tính tình với các biểu hiện như đau đầu, cáu kỉnh, sốt ruột, mệt mỏi, dễ tức giận, thay đổi vị giác...
Rất nhiều phụ nữ trước và khi hành kinh thường thay đổi tính tình với các biểu hiện như đau đầu, cáu kỉnh, sốt ruột, mệt mỏi, dễ tức giận, thay đổi vị giác, đau cơ và khớp, các vấn đề về tiêu hóa… gọi là tiền kinh nguyệt">hội chứng tiền kinh nguyệt (TKN). Vậy nguyên nhân nào gây ra sự thay đổi ấy? Bài viết dưới đây là một trong những vấn đề cần lưu ý trước kỳ kinh nguyệt giúp bạn hiểu và kiểm soát cảm xúc, khắc phục tình trạng nói trên nhằm cải thiện chất lượng sống.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng ra huyết có chu kỳ của người phụ nữ. Cụ thể là dưới tác dụng của hormon (nội tiết) Sinh d*c, hàng tháng có một nang noãn (trứng) phát triển làm niêm mạc tử cung dày lên. Đến giữa tháng, noãn được phóng ra nếu gặp tinh trùng thì thụ thai và có thai. Nếu không thụ thai, noãn teo đi và cuối tháng, niêm mạc tử cung bong ra tạo thành kinh nguyệt. Thông thường, vòng kinh 30 ngày, ra huyết 4-5 ngày là hết. Tuổi hành kinh thường bắt đầu từ 13 ( tuổi dậy thì) và hết kinh (mãn kinh) khoảng 47-52.

Hầu hết phụ nữ và các cô gái đều bị hội chứng TKN mà nguyên nhân liên quan đến những sự thay đổi về hormon (nội tiết) xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt.

Những triệu chứng phổ biến của hội chứng TKN

Trước kỳ kinh vài ba ngày, phụ nữ thường có xu hướng cảm thấy tinh thần không ổn định: dễ nổi cáu… Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormon trong máu, đó là sự giảm đi của nồng độ estrogen và progestergon, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm và dẫn đến mệt mỏi dù công việc, hoạt động không thay đổi. Sự suy giảm nồng độ hormon cùng với sự thay đổi huyết áp, chức năng của hệ miễn dịch và những biến đổi chuyển hóa của cơ thể là nguyên nhân gây thay đổi tâm trạng và diện mạo với một số triệu chứng phổ biến trước kỳ kinh nguyệt như uể oải, buồn ngủ, chóng mặt, nổi mụn, căng đau ở ngực, đau lưng, co thắt cơ bắp cũng khiến cho cơ thể, tinh thần trở nên tồi tệ; Bụng to hơn bình thường, cơ thể nặng nề, cảm thấy như mình tăng cân kèm theo đau bụng, đầy hơi và táo bón; Cảm giác đối với ăn uống cũng có thể thay đổi, thậm chí cảm thấy buồn nôn.

Giảm triệu chứng TKN thế nào?

Kiểm soát stress vì stress có thể làm cho hội chứng TKN trở nên nặng hơn; Chỉ cần bạn nhận thức được rằng bạn bị căng thẳng, khó chịu tiền kinh nguyệt (trong vòng 7-8 ngày trước kỳ kinh) là đã có thể giảm đi mức độ mệt mỏi phần nào. Tạo tâm lý thoải mái cùng với những bài tập thể dục phù hợp giúp bạn giảm khó chịu trước kinh kỳ; các liệu pháp giúp thư giãn như yoga và xoa bóp cũng có thể giải tỏa những rắc rối; chế độ ăn lành mạnh, dễ tiêu hóa - giảm lượng muối, cà phê, đường, ăn nhiều cá, đậu, các loại hạt, trái cây, rau và ngũ cốc…; Ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ - điều này có thể làm hạn chế đầy hơi; Ăn những thức ăn chứa nhiều canxi như sữa, pho mát và sữa chua có thể giúp làm giảm triệu chứng và cảm xúc của hội chứng TKN.

BS. Dương Ngọc Liên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/khac-phuc-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-n113900.html)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Nồng độ axit trong dạ dày tăng cao gây nên chứng trào ngược axit. Thời gian dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư thực quản.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong các diễn đạt lời nói. Nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY