Dù không có nhiều nghiên cứu về tác dụng của ngải cứu với sức khỏe con người cũng như tác dụng của ngải cứu với da. Tuy nhiên, theo dân gian tương truyền, cây ngải cứu mang đến những lợi ích như:
Dựa vào những nghiên cứu trong năm 2014, ngải cứu có công dụng hỗ trợ, cải thiện hệ tiêu hóa, thúc đẩy cơ quan này được hoạt động tốt hơn. Lý giải cho việc ngải cứu có công dụng này là do loại cây này có chứa dược chất phản ứng với tín hiệu thần kinh, từ đó giúp cơ thể nhận biết được thời gian ăn. Phản ứng này giúp tăng sản xuất enzyme trong dạ dày, tạo điều kiện để hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt hơn.
Một số nghiên cứu lâm sàng dược tính từ cây ngải cứu đã chỉ ra rằng, chúng có công dụng chống viêm, giảm đau đáng kể với người bị chứng bệnh về xương khớp. Người bệnh khi dùng nước từ thảo dược này khoảng 2 lần/ ngày, mỗi lần 150 mg, dùng liên tục trong vòng 12 tuần sẽ có dấu hiệu thuyên giảm bệnh rõ rệt.
Theo nghiên cứu, tinh chất có chứa các thành phần có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành bệnh Crohn. Ngoài ra, nghiên cứu vào năm 2015 về nội dung thảo dược, liệu pháp thực vật ở người mắc bệnh viêm ruột cho biết, ngải cứu có tác dụng cải thiện bệnh Crohn.
Trà được nấu từ cây ngải cứu có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa sốt rét thông thường. Tuy vậy, với người tái nhiễm bệnh sốt rét thì không nên sử dụng thảo dược này.
Ngoài những công dụng kể trên, cây ngải cứu còn có chứa những đặc tính khác như kháng viêm, khả năng chống khuẩn rất mạnh mẽ. Do vậy, nguyên liệu còn giúp chữa trị các bệnh lý: Viêm họng, giảm ho, chữa chứng đau đầu do ảnh hưởng của cảm cúm, trị cảm lạnh, giúp giảm đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, phòng ngừa bệnh ung thư, điều hòa kinh nguyệt….
Trong Đông y, cây ngải cứu vốn được xem là vị Thu*c có tính hơi ôn, vị cay, được dùng làm Thu*c giúp ôn khí huyết, điều kinh, an thai, dùng chữa kinh nguyệt không đều,…Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn phát hiện nhiều tác dụng của ngải cứu với da do trong lá ngải cứu có chứa tinh dầu, flavonoid, các loại acid amin như adenin, cholin có công dụng kháng khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh sự trao đổi chất, đào thải các chất bẩn, bã nhờn trên da, giúp giữ ẩm và làm da sáng khỏe.
Đặc biệt với người sở hữu làn da sần sùi, mụn… Trong lá ngải cứu có thành phần tanin, có khả năng ngăn ngừa sự xuất hiện những vết chàm (eczema), mụn nước nhỏ và một vài triệu chứng bị viêm da khác.
Một điểm cộng của loại thảo dược này chính là tác dụng làm đẹp phù hợp với hầu hết mọi loại da. Ngải cứu giúp làm mềm, giữ ẩm cho làn da khô tốt. Với phái đẹp đang có làn da nhờn, lá ngải cứu lại có công dụng làm phân giải chất béo, loại trừ cặn bã bám trên bề mặt da, nhờ đó làm sạch da tốt. Mặt khác, ngải cứu còn chứa một vài hoạt chất giúp thúc đẩy tuần hoàn máu toàn thân. Nhờ đó, cải thiện trao đổi chất, giúp da nuôi dưỡng tốt, các vết thương mau chóng lành sẹo. Cũng chính vì mang đến nhiều công dụng cho làn da nên nhiều người thường chăm sóc da bằng việc xông mặt bằng lá ngải cứu hay làm sạch da bằng cách rửa mặt bằng lá ngải cứu.
Để phát huy tác dụng của ngải cứu với da, bạn có thể sử dụng thảo dược này kết hợp cùng với những nguyên liệu khác để hoàn thiện chu trình nuôi dưỡng, cải thiện làn da.
Sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến bã nhờn kết hợp cùng với bụi bẩn, tế bào ch*t chính là nguyên nhân hình thành nên mụn trứng cá. Trong lá ngải cứu có chứa tính sát khuẩn và kháng khuẩn rất tốt. Do đó, đắp mặt nạ từ lá ngải cứu sẽ giúp điều trị mụn hiệu quả. Bạn có thể trị mụn ẩn bằng ngải cứu bằng cách lấy lá ngải cứu tươi đem rửa sạch và giã nát. Sau đó đắp hỗn hợp này lên mặt và giữ yên trong 20 phút rồi rửa sạch mặt lại với nước. Áp dụng phương pháp này từ 2-3 lần/ tuần sẽ giúp cải thiện làn da, nhanh hết mụn và se khít lỗ chân lông.
Tác dụng của ngải cứu với da không chỉ giúp điều trị mụn mà còn giúp làm trắng da, mờ vết thâm rất hiệu quả, an toàn. Bạn chỉ cần lấy một ít lá ngải cứu xay nhỏ, sau đó lọc lấy nước cốt và cho thêm vào trong đó khoảng 2 thìa dầu ô liu. Sử dụng hỗn hợp ngải cứu, ô liu thoa lên mặt trong khoảng 20 phút kết hợp massage nhẹ nhàng rồi rửa mặt lại với nước sạch. Mặt nạ làm trắng da từ ngải cứu bên cạnh công dụng tránh nắng, làm mờ thâm sạm mà còn có khả năng dưỡng ẩm, ngăn ngừa da khô rất hiệu quả.
Việc rửa mặt với nước ngải cứu thường xuyên sẽ giúp bạn gái cải thiện được tình trạng mụn ẩn, mụn viêm và giúp cho da mặt săn chắc, sáng mịn. Hãy lấy khoảng 25gram lá ngải cứu khô được nấu cùng với 1 lít nước, mỗi ngày lấy dung dịch này để làm sạch da, đặc biệt tập trung vào những vùng da dễ bị mụn sẽ giúp cải thiện da, giúp da đều màu, săn chắc.
Không cần phải sử dụng những loại kem làm sạch da ch*t đắt tiền, chỉ cần khi đun lá ngải cứu và lấy nước này rửa mặt hoặc uống, đừng bỏ đi phần bã đi mà dùng nó chà xát nhẹ lên khắp bề mặt da, cách này sẽ giúp tẩy tế bào ch*t, loại bỏ các vảy sừng và làm mềm vùng da bị sần sùi, giúp lưu thông huyết mạch, làm dịu da. Tương tự da mặt, việc tắm với lá ngải cứu thường xuyên cũng giúp làm mềm làn da, làm dịu những chỗ viêm sưng, mụn lưng…
Uống nước ngải cứu đẹp da cũng là một trong những phương pháp làm đẹp được nhiều phái đẹp yêu thích. Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? thường xuyên dùng trà ngải cứu sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt, lưu thông khí huyết, cải thiện tuần hoàn máu, giúp thải độc, làn da cải thiện, sáng khỏe, hồng hào hơn….
Bạn có thể lấy lá ngải cứu tươi đem đun nước kỹ và dùng uống mỗi ngày. Hoặc có thể lấy lá đem sao khô, tích trữ và đem ra nấu uống dần đều rất tốt. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ dành cho bạn đó là dù trà được nấu từ ngải cứu rất tốt nhưng không nên dùng nhiều, mỗi ngày nên pha khoảng một nhúm nhỏ, uống khoảng 200ml nước nấu từ ngải cứu là vừa đủ. Nếu thấy vị trà đắng, khó uống có thể thêm một chút đường phèn cho dễ uống.
Trên đây là một vài thông tin về tác dụng của ngải cứu với sức khỏe cũng như tác dụng của ngải cứu với da. Với người người đang gặp vấn đề về mụn, da không đều màu hay muốn cải thiện độ ẩm làn da thì cây ngải cứu chính là “cứu tinh” cho làn da mà bạn cần bổ sung vào ngay trong check list chăm sóc da cần ghi nhớ.
Theo Phụ Nữ Sức Khỏe
Link bài gốc
Copy link
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/kham-pha-tac-dung-cua-ngai-cuu-voi-da-351551.htmlChủ đề liên quan:
làm đẹp da bằng ngải cứu ngải cứu tác dụng tác dụng của ngải cứu trị mụn bằng ngải cứu