Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Khát nước, thèm ngọt, stress: đã bị tiểu đường?

Các triệu chứng lâm sàng điển hình của đái tháo đường là khát nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sút cân, mệt mỏi, có dấu hiệu tê bì chân tay và giảm thị lực…

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, không hẳn có các triệu chứng trên là đã bị tiểu đường, và cũng không nên nhầm lẫn là không có các triệu chứng ấy có nghĩa không mắc bệnh.

Vì nếu không có các triệu chứng lâm sàng kể trên mà sau hai lần làm xét nghiệm,đường máu vẫn tăng trên 7mmol/l hoặc đường máu sau ăn hoặc đường máu được làm xét nghiệm bất kỳtrên 11,1mmol/l thì vẫn mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, những người có yếu tố nguy cơ cao như béophì, gia đình có tiền sử bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tuổi trên 40… cần được phát hiện bệnhsớm để can thiệp kịp thời.

Khát và uống nhiều nước (trên 4l/ngày) nằm trong hội chứng uống nhiều tiểu nhiềumà bệnh đái tháo đường chỉ là một trong nhiều nguyên nhân. Vì vậy, không thể dựa vào hai triệuchứng này để khẳng định bị bệnh đái tháo đường mà phải dựa vào nhiều triệu chứng và các xét nghiệmđể chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Bởi khát và uống nhiều nước còn do tiêu chảy, đáitháo nhạt, bệnh tâm thần, lao động mất nhiều mồ hôi hoặc tổn thương thần kinh trong não gây rốiloạn điều hoà nước trong cơ thể…

Ăn quá nhiều chất ngọt cũng không có nghĩa là mắc bệnh đái tháo đường, nếu ănnhiều chất ngọt nhưng ăn hạn chế các chất bột đường (gạo, bột mì) và duy trì chế độ hoạt động tốtthì vẫn không bị mắc bệnh đái tháo đường, còn nếu ăn quá nhiều chất ngọt kết hợp ăn nhiều chất bộtđường thì nguy cơ đái tháo đường rất cao.

Đến nay người ta chưa rõ mối liên quan giữa các stress và sự xuất hiện bệnh đáitháo đường. Tuy nhiên các stress ảnh hưởng trực tiếp lên người bệnh đái tháo đường thì đã được thừanhận. Stress làm giảm khả năng tự theo dõi bệnh, làm người bệnh chán nản, ăn uống thất thường, thậmchí uống rượu để giải sầu… Những hành vi này không chỉ làm tình trạng kiểm soát đường huyết kém đimà còn làm trầm trọng các biến chứng khác của bệnh.

AloBacsi.vn Theo TS.BS Nguyễn Văn Tiến - SGTT

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khat-nuoc-them-ngot-stress-da-bi-tieu-duong-n71449.html)

Tin cùng nội dung

  • Em muốn hỏi Mangyte là tại sao em không uống Thu*c kháng sinh, chỉ uống nhiều nước mà lại khỏi viêm được? Vì em nghĩ vi trùng gây viêm nó vẫn ở đấy.
  • Các bác sĩ thuộc Viện nghiên cứu Karolinska (Thụy Điển) vừa công bố trên tạp chí chuyên ngành Clinical Gastroenterology Hepatology: ăn nhiều đường dễ bị viêm tụy cấp.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY