Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Khi nào cần bổ sung estrogen

Tôi 34 tuổi, vừa rồi bị cắt buồng trứng do biến chứng chửa ngoài tử cung. Bác sĩ có khuyên tôi cần phải bổ sung estrogen đường uống.
Tôi 34 tuổi, vừa rồi bị cắt buồng trứng do biến chứng chửa ngoài tử cung. Bác sĩ có khuyên tôi cần phải bổ sung estrogen đường uống. Xin quý báo giúp tôi hiểu rõ hơn về loại Thu*c này, tôi xin cảm ơn!

(TP.HCM)

Estrogen là hormon Sinh d*c nữ nên Thu*c có rất nhiều tác dụng, trước hết nó có vai trò trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, bên cạnh đó, nó đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển giới tính và cơ quan Sinh d*c nữ như *m đ*o, vòi trứng, nội mạc tử cung... tạo nên các đặc tính thứ phát của giới nữ như giọng nói thanh, vai nhỏ, ngực nở và điều hòa phân bố mỡ tạo hình dáng phụ nữ.

Trong cơ thể phụ nữ trưởng thành có các chất estradiol, estron và estriol là các estrogen được nhau thai và buồng trứng tiết ra, trong đó estradiol có hoạt tính mạnh nhất và là sản phẩm bài tiết chính của buồng trứng. Hiện tại người ta có thể tổng hợp được các estrogen là estron và estriol để bổ sung khi cơ thể bị thiếu hụt. Các estrogen tự nhiên không dùng đường uống, dùng đường uống chủ yếu là các estrogen tổng hợp.

Khi sử dụng liều cao Thu*c ức chế ngược làm ngừng sản xuất estrogen, trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung, do đó ngăn cản sự thụ thai, làm ngừng bài tiết sữa. Ngoài ra, Thu*c còn có một số tác dụng khác như tăng đồng hóa, ngăn ngừa tiêu xương, làm giảm LDL và tăng HDL - cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh...

Nhưng cần lưu ý có một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng Thu*c như căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng da, ứ mật, tăng calci máu, tăng cân; có thể gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú.

Vì vậy, Thu*c được chỉ định hạn hẹp trong một số bệnh lý: sau cắt buồng trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh; làm Thu*c Tr*nh th*i; điều trị rối loạn kinh nguyệt; điều trị bệnh nam hóa (phụ nữ mọc râu, trứng cá); điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Thu*c không được dùng cho người bệnh gan; người mắc bệnh tăng huyết áp và huyết khối tắc mạch; phụ nữ mang thai và cho con bú; ung thư tử cung, ung thư vú.

Trong trường hợp của bạn, cần tuân thủ nghiêm túc đơn điều trị của bác sĩ, cần thường xuyên theo dõi và nếu có bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

ThS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khi-nao-can-bo-sung-estrogen-13505.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Em xét nghiệm máu thì BS bảo em thiếu Kali và máu. Em hay bị chóng mặt, hay buồn nôn.
  • Tuổi dậy thì ở trẻ trai là khoảng 13 - 18 tuổi, trẻ gái từ 12 - 17 tuổi, độ tuổi có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai sau giai đoạn trẻ nhỏ.
  • (Mangyte) - Có đúng là con trai phải bổ sung kẽm để phát triển khỏe mạnh và tăng cường thể chất để tăng chiều cao?
  • Con trai tôi học lớp 3 bị tự kỷ - aspagor hang động - đang khám và điều trị ngoại trú theo đơn bác sĩ.
  • Cháu mang thai tháng thứ 7 thì phát hiện bị sỏi thận phải d=5mm. Cháu có nên uống canxi nữa không?
  • Đau dạ dày gồm bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, stress và đặc biệt là thói quen ăn uống, sinh hoạt.
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Phụ nữ độ tuổi từ 45 - 55, do chức năng buồng trứng suy giảm dẫn đến rối loạn nội tiết và hệ thống thần kinh thực vật. Có đến 85% phụ nữ lâm vào một tình trạng bệnh lý được gọi là hội chứng tiền mãn kinh (menopausal syndrome) ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Biểu hiện bằng các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tim hồi hộp, có các cơn “bốc hỏa”, thay đổi tính tình, dễ mệt mỏi.