Bạn nên biết hôm nay

Khi nào cần bổ sung vitamin cho trẻ?

Con tôi năm nay 9 tuổi, khoảng 2 tháng gần đây da cháu xanh, da tay bong tróc... nhiều người nói có thể cháu bị thiếu vitamin.

Con tôi năm nay 9 tuổi, khoảng 2 tháng gần đây da cháu xanh, da tay bong tróc... nhiều người nói có thể cháu bị thiếu vitamin. Tôi đã mua vitamin tổng hợp nhưng băn khoăn chưa cho cháu uống. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp tôi.

Tùy theo cơ thể thiếu vitamin loại nào mà biểu hiện chứng bệnh như: thiếu vitamin A gây khô mắt, quáng gà thậm chí dẫn tới mù lòa (gặp ở trẻ suy dinh dưỡng nặng). Thiếu vitamin B1 gây bệnh beriberi còn gọi là bệnh tê phù, gây tê bì, viêm da, viêm thần kinh... thậm chí gây suy tim. Thiếu gây bệnh scorbut mà những biểu hiện cơ bản là viêm lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da... Thiếu thường do trong chế độ ăn thiếu rau quả tươi. Thiếu vitamin K là một nguyên nhân gây chảy máu kéo dài...

Muốn phòng thiếu ần thực hiện chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng - một chế độ ăn thích hợp sẽ phòng tránh hầu hết các bệnh do thiếu vitamin. Vitamin A có nhiều trong gan lợn, bò, cá thu, lòng đỏ trứng. Tiền vitamin A (caroten) và có nhiều trong trái cây có màu vàng như: cam, xoài, đu đủ, cà rốt, cà chua và các loại rau có màu đậm như rau dền, rau muống, cải bẹ xanh...Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo, tim, bầu dục, tôm khô, cua, đậu, men bia, nấm rơm và các loại rau màu xanh đậm.

Đối với trường hợp con của chị, để xác định thiếu vitamin gì, cần đưa cháu đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể. Nếu thiếu vitamin trầm trọng thì có thể dưới dạng dược phẩm nhưng không nên lạm dụng vì uống thừa cũng gây nguy hiểm. Nên khi dùng cần thực hiện nghiêm chỉ định của bác sĩ.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khi-nao-can-bo-sung-vitamin-cho-tre-18862.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY