Bạn nên biết hôm nay

Khi nào trẻ cần khám hậu Covid-19?

Hai con tôi 6 và 2 tuổi khỏi Covid-19 một tháng nay, thỉnh thoảng các cháu chán ăn, hơi mệt mỏi. Tôi nên đưa con đi khám hậu Covid-19 không? (Lê Lan, 29 tuổi, Lào Cai)

Trả lời:

Tất cả trẻ em không nhất định phải tái khám hậu covid-19 vì ít trẻ mắc di chứng này và không nghiêm trọng như người lớn. hầu hết triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi... ở giai đoạn cấp, trẻ sẽ lướt qua dễ dàng, không để lại di chứng kéo dài khi khỏi bệnh. tại bệnh viện nhi đồng thành phố trung bình mỗi tuần chỉ có khoảng 3-5 trẻ đến khám hậu covid-19.

Di chứng hậu covid-19 nguy hiểm nhất ở trẻ em là hội chứng viêm đa hệ thống (mis-c). mis-c là bệnh chỉ xảy ra với trẻ em, chưa ghi nhận ở người lớn. trẻ có thể gặp di chứng này ở giai đoạn 2-6 tuần sau khỏi covid-19. các triệu chứng bệnh đặc trưng bao gồm sốt cao, đau bụng, tiêu chảy, mắt đỏ, lưỡi đỏ, các ngón tay chân sưng nhẹ, nổi hồng ban, tim đập nhanh. nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể bị hạ huyết áp hoặc sốc, suy giảm chức năng tim, tổn thương màng tim, viêm màng ngoài tim, bất thường mạch vành, rối loạn đông máu, rối loạn tiêu hóa cấp tính, thậm chí t* vong.

Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ mắc mis-c rất thấp, chỉ khoảng 0,1%, thường gặp ở nhóm 8-11 tuổi, trẻ thừa cân béo phì có nguy cơ bị mis-c nặng hơn. trong bối cảnh biến chủng omicron đang lưu hành chủ yếu như hiện nay thì trẻ bị viêm đa hệ thống hậu covid-19 càng ít hơn.

Ngoài ra, trẻ bị mất ngủ, rối loạn hành vi, tâm lý, hay quên, thường xuyên thở hụt hơi, ho nhiều có đờm, hồi hộp đánh trống ngực, rối loạn tiêu hóa, khô da, rụng tóc, thay đổi tổng trạng chung như biếng ăn, giảm cân... phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, can thiệp kịp thời. Những triệu chứng bất thường này có thể là biểu hiện của bệnh lý khác không phải Covid-19.

Dấu hiệu phát ban trên cơ thể trẻ cảnh báo hội chứng MIS-C nguy hiểm. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Minh TiếnPhó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/khi-nao-tre-can-kham-hau-covid-19-4435590.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY