Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Khi trẻ bị ho nôn trớ nhiều – mẹ cần phải biết!

Trẻ bị ho nôn trớ nhiều là hiện tượng thường gặp khi mắc các bệnh lý đường hô hấp. Cha mẹ cần nhanh chóng xử lý theo hướng dẫn sau để bé nhanh khỏi bệnh

trẻ bị ho thường kèm theo nôn trớ nhiều khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. việc bình tĩnh xử lý đúng cách sẽ giúp con bạn giảm bớt được các triệu chứng khó chịu và mau khỏi bệnh.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho nôn trớ nhiều

Ho là một trong những dấu hiệu điển hình của các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan hay viêm phổi. khi trẻ bị ho quá nhiều, đường tiêu hóa sẽ bị kích thích khiến thức ăn, sữa bị trào ngược lên trên và dẫn đến nôn trớ.

Ngoài ra, nếu con bạn bị ho do cảm lạnh hoặc hen suyễn, chất nhầy có thể chảy ngược vào trong dạ dày và kích thích khiến bé có cảm giác buồn nôn, nôn trớ ra đờm lẫn thức ăn.

Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, do dạ dày còn nằm ngang và chức năng hoạt động của cơ co thắt tâm vị còn yếu nên các bé hay bị trào ngược dạ dày thực quản. từ đó khiến các cơn ho và nôn trớ diễn ra thường xuyên.

Bé bị nôn trớ nhiều khi ho sẽ dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc và suy kiệt sức khỏe. vì vậy bạn cần biết xử lý đúng cách trong tình huống này để bảo vệ sức khỏe cho con mình.

Trẻ bị ho nôn trớ nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Đầu tiên, bạn nên giữ bình tĩnh. Hãy chắc chắn rằng hơi thở của con bạn vẫn được duy trì đều đặn khi bé không ho. Nếu trẻ có biểu hiện khó thở, thở hổn hển, bạn nên đưa con tới phòng cấp cứu tại các cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi 115 nếu tình trạng quá nghiêm trọng.

Những trường hợp còn lại có thể xử lý, chăm sóc trẻ tại nhà theo cách sau:

    Trường hợp bé đang bị nôn trớ, bạn nên để bé ngồi yên một chỗ hoặc nằm ở tư thế nghiêng, dùng tay vuốt lưng và ngực bé theo một chiều từ trên xuống dưới. Điều này sẽ giúp giảm đi tình trạng nôn ói ở trẻ.
    Rửa mũi và cho trẻ súc miệng nhiều lần để loại bỏ chất nôn. Nếu con bạn bị hen suyễn, hãy cho bé hít Thu*c cứu hộ.

Ngoài ra, để trẻ mau khỏi bệnh bạn nên giữ ấm cơ thể cho con khi trời lạnh và vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên bằng nước muối S*nh l*. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà con bạn tiếp tục nôn sau khi ho thì nên sớm đưa bé đến các chuyên khoa nhi khám và điều trị.

ThuocDanToc.vn chỉ cung cấp thông tin tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tre-bi-ho-non-tro-nhieu)

Chủ đề liên quan:

bị ho nôn trớ trẻ bị ho

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY