Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Khó thở - Không chỉ là dấu hiệu bệnh đường hô hấp

Nhắc đến khó thở, nhiều người thường chỉ liên tưởng tới các bệnh liên quan đến hô hấp.

Tuy nhiên, khó thở không chỉ biểu hiện của mà còn gặp ở một số cơ quan khác, đôi khi khó thở là thể hiện trọng bệnh.

Trên thực tế lâm sàng, nhiều ca nhập viện vì khó thở, gần đây nhất, điển hình là trường hợp ông N.V.L. (55 tuổi, Lạng Sơn) thức dậy vì bỗng dưng khó ngủ, lúc đầu ông nghĩ do lớn tuổi. Tuy nhiên, theo lời ông kể lại, lần này, ông cảm thấy khó thở, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, bủn rủn tay chân. Vì còn khuya, ông L. ngại làm cả nhà thức giấc nên cố chịu đựng mà không gọi vợ và con. Gần sáng, những cơn đau ập đến, ngực trái ông L. đau dữ dội, cảm giác như bị bóp nghẹt, không thở nổi. Cơn đau liên tiếp xuất hiện ngày một dồn dập hơn, buộc ông L. phải gọi người nhà đưa đi bệnh viện. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Sau 2 tiếng được thực hiện cấp cứu tiêu sợi huyết, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định và qua được cơn nguy kịch. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp mà các bác sĩ gặp tại cơ sở y tế.

Khi có dấu hiệu khó thở, tức ngực…, cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Nói đến khó thở là mọi người nghĩ ngay đến bệnh của đường hô hấp nhưng không ít trường hợp khó thở là biểu hiện ở đường hô hấp nhưng bệnh cảnh lại xảy ra ở một cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh đường hô hấp gây khó thở gặp nhiều nhất là hen phế quản (viêm phế quản thể hen, hen suyễn). Hen suyễn là một bệnh có thể cấp tính hoặc mạn tính, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh hen suyễn thường thuộc bệnh dị ứng và kèm theo viêm phế quản. Khó thở trong hen suyễn thường khó thở ra. Khi lên cơn khó thở có kèm theo tiếng rít (do co thắt phế quản) và xuất tiết đường hô hấp gây ho, có đờm. Bệnh hen suyễn xảy ra quanh năm nhưng mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc gặp yếu tố thuận lợi (dị ứng nguyên) thì cơn hen xuất hiện. Bệnh hen suyễn cũng dễ nhầm lẫn với đợt cấp của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính bởi vì bệnh này khi lên cơn cơn cấp tính cũng gây khó thở, khò khè, ho. Ho có đờm đặc, màu vàng, xanh, ho thường trên 3 tháng/năm.

Khó thở trong bệnh viêm phế quản - phổi là khó thở xảy ra một cách từ từ, kèm theo khó thở thường là sốt cao. Bệnh viêm phế quản phổi hay gặp ở trẻ em (nhất là trẻ còi xương suy dinh dưỡng), người có tuổi và người suy giảm miễn dịch (người mắc bệnh AIDS). Khó thở cũng gặp ở những người bệnh khí phế thũng, tâm phế mạn. Trong các bệnh này, người bệnh khó thở gần như thường xuyên, môi tím (do thiếu dưỡng khí), mệt mỏi...

Là một bệnh gây khó thở vào điển hình do không khí khó hoặc rất khó vào phổi vì tắc nghẽn do dị vật. Dị vật đường thở có nhiều loại khác nhau, gặp chủ yếu ở trẻ em do khi trẻ dùng đồ chơi chẳng may bị rơi vào đường thở. Bệnh cũng có thể gặp ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi, nhất là ở các cụ đã rụng răng khi ăn các loại thức ăn khó nhai, trơn (bánh trôi, chay) dễ dàng tuột vào đường thở gây khó thở cấp tính cần phải cấp cứu ngay tức thì. Khó thở do dị vật có thể gặp trong bệnh bạch hầu thanh quản (đây là bệnh bạch hầu ác tính do vi khuẩn Corynebacterium diphterie gây ra). Trong bệnh này, do giả mạc phủ kín, đầy niêm mạc thanh quản và khí quản kèm theo phù nề gây khó thở cấp tính phải cấp cứu ngay. Bệnh ở phổi gây khó thở không thể không kể đến bệnh lao.

Cũng gây khó thở, nhất là bệnh lao hang, lao kê hoặc tràn dịch màng phổi do lao (tràn dịch màng phổi có nhiều nguyên nhân đều gây khó thở, trong đó tràn dịch do lao). Một số bệnh của phổi như ung thư phổi hoặc áp-xe phổi cũng gây khó thở, đôi khi gây khó thở dữ dội. Khó thở cũng có thể gặp ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng do dịch trong ổ bụng nhiều, ngăn cản di động của cơ hoành hoặc bệnh suy tim giai đoạn cuối cũng làm cho gan ứ máu, to ra đẩy cơ hoành lên làm cản trở di động của cơ hoành gây khó thở. Ngoài ra, khó thở cũng gặp ở bệnh nhân phù phổi cấp do bệnh của tim như hẹp, hở van tim, van động mạch chủ, tăng huyết áp tim trái... Ngoài ra, theo thống kê cho thấy, một số bệnh như đau dây thần kinh liên sườn, chấn thương lồng ngực, bệnh đường hô hấp trên như viêm amiđan, viêm thanh quản hoặc bệnh rối loạn cảm xúc (trầm cảm, lo lắng...) hoặc do urê máu cao, toan máu cũng có khả năng gây khó thở.

Khó thở có thể là cấp tính, có thể là mạn tính. Trong các trường hợp cấp tính như dị vật đường thở, hen suyễn cấp tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tràn khí màng phổi..., cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, nếu chần chừ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Nếu khó thở nhẹ, xảy ra từ từ thì cần đưa người bệnh đến khám ở các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, đặc biệt là các cơ sở y tế chuyên khoa (chuyên khoa tim mạch, hô hấp, tai mũi họng...). Sau khi khám bệnh thì người bệnh nên dùng Thu*c theo đơn Thu*c của bác sĩ và các tư vấn kèm theo. Không nên tự mua Thu*c để điều trị bất luận là Thu*c tây y hay Thu*c đông y hoặc Thu*c nam, bởi vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà đôi khi bệnh còn nặng hoặc nguy hiểm thêm, chưa nói đến việc tốn kém về mặt kinh tế. Cần đi khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ khám bệnh để được kiểm soát bệnh và khống chế bệnh thuận lợi hơn.

BS. Nguyễn Văn Thanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/kho-tho-khong-chi-la-dau-hieu-benh-duong-ho-hap-n155786.html)
Từ khóa: khó thở

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY