Tiêu hóa hôm nay

Không dùng Thuốc tây, chữa khỏi bệnh trĩ nhờ 5 loại lá dễ kiếm

Bệnh trĩ là loại bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh.
Bệnh trĩ ngoại là gì?

bệnh trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài) búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Búi trĩ ngoại sa xuống gây nhiều triệu chứng, biến chứng: viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy, tắc mạch, đau đớn,...

Vị trí và cấu tạo: Búi trĩ ngoại khác búi trĩ nội ở chỗ nó nằm ở dưới đường lược, nằm phía ngoài hoặc bờ hậu môn. Cấu tạo gồm: một lớp da ở bề mặt bên ngoài, bên trong là các mô liên kết, các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ, mảnh, đan xen dạng mạng lưới (nên gọi là búi).

Dấu hiệu nhận biết:

- Xuất hiện búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô, phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài.

- Vùng bị trĩ ngoại có thể dễ dàng nhìn thấy được không thể đưa vào trong hậu môn được và không dễ bị chảy máu.

- Khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng chắc và đau. Búi trĩ ngoại bị huyết khối có thể diễn tiến xơ hoá sau 10-14 ngày, tạo thành mẫu da thừa.

Bài Thuốc điều trị bệnh trĩ từ 5 loại lá dễ kiếm:

- Lá sung

- Lá lốt

- Lá ngải cứu

- Lá cúc tần (từ bi) (mua ở hàng lá xông thì phải, em thì đi xin được)

- Nghệ vàng một mẩu nhỏ thái nhỏ

Mỗi loại lá lấy chừng 1 nắm tay, rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc. Đổ nước ra chậu xông chừng 15 phút. Khi nước đã nguội thì ngâm trực tiếp khoảng 10 - 15 phút nữa. Chịu khó xông, ngâm như vậy trong 2,3 tuần búi trĩ sẽ co lại và bé dần. Cứ kiên trì làm cho đến khi khỏi hẳn (chừng 2 tháng).

Khẩu phần ăn uống khi bị bệnh trĩ

- Kiêng:

Thịt gà, cá, trứng: ăn ít chỉ vài miếng thì không sao, ăn nhiều sẽ khiến việc đi vệ sinh khó khăn.

Rau càng cua (loại rau này chứa rất nhiều can xi), đồ ăn nhiều can xi như tôm cua, ốc...

Các loại đồ ăn cay nóng có tiêu, ớt gừng, rượu bia, các loại quả nóng (xoài, mít, vải)

- Ăn uống:

Uống nhiều nước

Ăn rau diếp cá (có thể xay thành nước sinh tố để uống).

Ăn các loại rau củ quả mát (rau dền, mướp, rau ngót, cà chua, dưa chuột), khoai lang...

Mỗi ngày ăn một vài thìa vừng đen

Mangyte.vn
Theo Phong - Soha/ Trí thức trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khong-dung-thuoc-tay-chua-khoi-benh-tri-nho-5-loai-la-de-kiem-1813.html)
Từ khóa: bệnh trĩ

Chủ đề liên quan:

bệnh trĩ

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Cơn trĩ cấp và cơn đau rát hậu môn do nứt kẽ là những cơn đau buốt rát làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Để khống chế các cơn đau này phải sử dụng đến một số Thuốc.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY