Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Không khó để “Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết”

Trước tình trạng bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng nhanh chóng, Báo Sức khoẻĐời sống đã tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tiếp Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết
Trước tình trạng bệnh sốt xuất huyết">sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng nhanh chóng, Báo Sức khoẻ&Đời sống đã tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tiếp "Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết">sốt xuất huyết" nhằm trang bị cho bạn đọc kiến thức cơ bản phòng tránh căn bệnh này. Chương trình có sự tài trợ của nhãn hàng xà phòng diệt khuẩn .

Buổi tư vấn diễn ra rất sôi nổi với sự tham gia của ThS.BS Nguyễn Đức Khoa, Phó trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế); ThS. Bác sĩ nội trú Nguyễn Quốc Thái, Phòng Cấp cứu, Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai và ThS.BS. Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của bạn đọc xung quanh dịch bệnh SXH.

Do đang là thời kỳ cao điểm, bệnh SXH xuất hiện ở cả phía Bắc và Nam, bệnh lại không có Thu*c điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh nên khá nhiều độc giả quan tâm đến vấn đề dự phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là với trẻ nhỏ. ThS.BSNT Nguyễn Quốc Thái khuyến cáo, điều tốt nhất các bậc cha mẹ nên làm là tạo thói quen tốt để làm gương cho trẻ, trẻ em sẽ học theo những thói quen, hành vi tốt của người lớn. Đơn giản như rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh giúp bảo vệ bản thân khỏi vi khuẩn gây bệnh. Ước tính hơn 80% vi khuẩn lây bệnh chủ yếu qua đường tiếp xúc bằng tay nhưng không phải ai cũng ý thức và thực hiện việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn như một thói quen. Do đó người lớn phải làm gương và cũng nên rèn cho trẻ thói quen rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với những nơi công cộng, có khả năng nhiễm khuẩn cao như sân chơi, phòng vệ sinh công cộng… Bên cạnh đó, cần tạo môi trường vệ sinh trong gia đình phải thật ngăn nắp, sạch sẽ để tránh bị muỗi đốt, lây nhiễm nguồn bệnh.

ThS. Thái lưu ý thêm, người dân nên thận trọng khi điều trị bệnh SXH, không được chủ quan tự ý điều trị mà cần tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy Thu*c. Đặc biệt khi bệnh nhẹ có chỉ định của bác sĩ điều trị tại nhà thì cũng cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu cảnh báo để ứng cứu kịp thời như: bệnh nhân khó thở, tụt huyết áp, sốc dễ dẫn đến suy cơ quan nội tạng rất nguy hiểm.

Hiện cũng là thời điểm mùa khai trường mới bắt đầu, ngoài SXH, một số dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm trong học sinh, sinh viên như: bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, Ebola, thậm chí là MERS-CoV. ThS.BS Nguyễn Đức Khoa cho biết, Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT đã chủ động phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí về 2 bệnh dễ lay lan và mắc trong trường học là bệnh SXH và tay chân miệng. Đồng thời, chủ động biện pháp dự phòng cá nhân trong nhà trường để mỗi em học sinh trở thành một tuyên truyền viên trong gia đình về phòng chống dịch bệnh. ThS. Khoa cho biết thêm, Bộ Y tế đã có hướng dẫn chẩn đoán điều trị cho các tuyến BV, hướng dẫn chăm sóc điều trị người bệnh, theo dõi các trường hợp nặng. Để tránh tình trạng quá tải ở các BV thì người dân nên đến các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tuyến huyện, tỉnh để được chẩn đoán điều trị bệnh SXH, khi có diễn biến nặng thì mới lên đến tuyến trên, hạn chế việc khám chữa bệnh vượt tuyến để tránh quá tải. Ngoài ra, ngành y tế cũng đang củng cố lại các cơ sở y tế tư nhân để cùng với cơ sở y tế công lập cùng phòng chống dịch bệnh này, tránh việc chuyển tuyến các bệnh nhân nặng lên điều trị ở tuyến trên khi đã ở tình trạng quá muộn.

Nâng cao sức đề kháng của cơ thể để phòng chống bệnh tật và tăng cường thể trạng cho bệnh nhân SXH là vấn đề được nhiều bạn đọc gửi đến chuyên gia dinh dưỡng. Về vấn đề này, ThS.BS Lê Thị Hải nhấn mạnh, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong phòng chống bệnh tật, không chỉ với bệnh SXH mà với các loại bệnh khác, khi cơ thể có sức khỏe tốt thì phòng chống bệnh tật sẽ tốt hơn. Do đó, cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ và hợp lý. Trong mỗi bữa ăn hàng ngày cần giàu dinh dưỡng, ăn đủ chất đạm, béo, nên tạo thói quen uống nhiều nước, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể…

Sau gần 2 giờ diễn ra chương trình tư vấn truyền hình trực tiếp vẫn có rất nhiều câu hỏi của độc giả gửi về chương trình nhờ các chuyên gia giải đáp. Chúng tôi sẽ tiếp tục trả lời bạn đọc trong chuyên mục Phòng mạch Online trên báo điện tử mangyte.vn. Kính mời bạn đọc theo dõi.

Cùng Lifebuoy chung tay vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn

Tắm và rửa thay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp bảo vệ bạn khỏi 10 vấn đề sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khong-kho-de-ung-pho-kip-thoi-voi-sot-xuat-huyet-17534.html)

Tin cùng nội dung