Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Không nhất thiết phải lấy mẫu phân, mẫu máu để xét nghiệm virus SARS-CoV-2

BS. CKII. Khổng Minh Tuấncho biết, không nhất thiết phải lấy mẫu phân, mẫu máu của người nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 để xét nghiệm.

Trao đổi với PV VietTimes, BSCKII. Khổng Minh Tuấn cho hay: Việc xét nghiệm cả máu và phân chỉ áp dụng đối với những bệnh nhân điều trị trong bệnh viện, để đánh giá tình hình sức khỏe của người bệnh.

Khi thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc ở cộng đồng thì không nhất thiết phải lấy mẫu phân, mẫu máu của các trường hợp nghi mắc bệnh để làm xét nghiệm.

Chính vì vậy, đối với các trường hợp nghi nhiễm virus SARS-CoV-2, thì việc lấy mẫu dịch mũi họng đã đủ để thực hiện xét nghiệm sàng lọc xem người đó có mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp hay không.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, không phải trường hợp nào nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng đều phải lấy cả 3 mẫu bệnh phẩm gồm: mẫu dịch mũi họng, mẫu phân và mẫu máu để xét nghiệm.

Thông tin thêm về việc xét nghiệm sàng lọc những người nghi mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp, BSCKII. Nguyễn Trung Cấp – Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương – nhấn mạnh: Các trường hợp nghi nghiễm virus SARS-CoV-2 đều được thực hiện xét nghiệm theo đúng quy trình của Bộ Y tế, không có nơi nào làm khác để kịp thời phát hiện các ca mắc bệnh và chủ động ứng phó với tình hình dịch COVID-19.

Theo Bộ Y tế, việc xác định virus SARS-CoV-2 được thực hiện thông qua kỹ thuật Giải trình tự gene thế hệ mới (Next Generation Sequencing - NGS) và kỹ thuật REAL TIME RT - PCR với mẫu bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp.

Trong trường hợp người mới nghi nhiễm virus SARS-CoV-2, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định.

Đến nay, Việt Nam đã có 30 phòng xét nghiệm có thể xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gồm: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh; Viện Pasteur Nha Trang; Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên; Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng Trung ương.

Các Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Lào Cai.

Các Bệnh viện gồm: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Nhi Trung ương; Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế.

Một số đơn vị khác có thể xét nghiệm virus gồm: Viện Thú Y; Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội; Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga; Trung tâm chẩn đoán Thú Y trung ương và 6 Chi cục thú Y vùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/khong-nhat-thiet-phai-lay-mau-phan-mau-mau-de-xet-nghiem-virus-sarscov2-382434.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY