Ẩm thực hôm nay

Khử hết mùi hôi của xương bò và có ngay nồi nước dùng thơm ngọt chỉ với mẹo đơn giản này

Xương bò giúp nồi nước dùng có vị ngọt đậm và thơm lựng của bò. Nhưng chính mùi thơm đậm này lại khiến bao người phàn nàn “sao hôi quá!”. Bạn đã có cách thuần phục mùi đặc trưng này để nồi nước dùng từ bò ra lò vẫn thơm ngon chưa?

Bún bò huế - món ăn đậm vị bò có nước dùng chuẩn ngọt từ xương bò

Chọn xương bò ngon

Xương ống, xương đuôi là những loại xương phổ biến của bò được dùng trong khâu làm nước dùng ngon.

Bạn nên chọn các loại xương còn tươi, đỏ. Tránh mua các loại đã đông lạnh, không rõ nguồn gốc sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nồi nước hầm và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sơ chế xương bò

Gừng là gia vị giúp khử mùi tanh của cá, mùi hôi đặc trưng của bò hiệu quả. để phát huy tính khử mùi, bạn cần đập dập gừng và nướng đến khi thơm. gừng kết hợp nước cốt chanh tươi (cả vỏ chanh) và muối hột giúp làm sạch chất dơ bám bên ngoài xương và giảm mùi hôi.

Cho xương bò vào thau rộng rãi chút, sau đó cho hỗn hợp gừng chanh muối vào chà xát trong khoảng 3 – 5 phút. Sau đó thêm nước đầy thau xương và ngâm từ 4 – 6 tiếng. Trong thời gian ngâm, bạn chà xát vỏ chanh lên xương, rồi xả lại vài lần nước cho đến khi xương ngửi không còn mùi hôi.

Mẹo nhỏ: Gừng chứa chất phân giải đạm. Nếu muốn tảng thịt bò mềm thì giã nhuyễn gừng và chà xát lên thịt để trong khoảng 30 phút.

Tẩy xương

Tẩy xương giúp nước dùng trong hơn trong quá trình hầm và bớt tạo bọt.

Đun nồi nước đủ ngập xương, cho thêm gừng nướng đập dập, rượu trắng (khoảng 1 ly). Khi nước sôi, lần lượt nhúng xương vào nồi rồi vớt ra thau có chứa nước sôi. Ngâm xương trong thau nước sôi trong 10 – 20 phút rồi xả nước lạnh rửa sạch.

Nếu có đường gân máu nổi lên ở xương sống và xương lớn thì bạn dùng dao bằm nát những đường gân này rồi đem đi rửa cho máu đọng trôi hết.

Mẹo giúp nước dùng xương bò vừa trong vừa thơm

Cho xương vào nước lạnh cùng với ít củ gừng và hành tím nướng. thời gian ninh càng lâu thì nước hầm xương càng ngọt và đậm vị.

Nhưng nếu bạn không có nhiều thời gian thì hầm trong khoảng 1 tiếng 30 phút là nồi nước đã đủ vị ngọt từ xương bò.

Để quá trình hầm xương nhanh, trong lúc hầm bạn nhớ đậy nắp hoặc hầm xương bò trong nồi áp suất. khi nước sôi, bạn hạ lửa vừa, hớt bọt và đừng đậy nắp, cho vài củ hành tím nếu muốn nước dùng không quá đục.

Cách bảo quản xương bò

Xương bò mua về nấu trong ngày thì bạn rửa sạch, để ráo, cho vào hộp đựng kín và để ở ngăn mát tủ lạnh.

Nếu chưa nấu ngay thì bạn nên bảo quản xương ở ngăn đông sau nhiều nhất 2 tiếng kể từ khi mua về. Bạn rửa sạch xương bò, để ráo nước, cho vào túi nilon và dán kín miệng. Thời gian bảo quản tương đối dài từ 4 – 12 tháng.

Chúc bạn hầm thành công nồi xương bò thanh ngọt và thơm ngon nhé!

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/khu-het-mui-hoi-cua-xuong-bo-va-co-ngay-noi-nuoc-dung-thom-ngot-chi-voi-meo-don-gian-nay-20200905142446531.chn)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ.
  • Không ai muốn bị ngộ độc thực phẩm, nhất là sau bữa cơm ngày tết. Vì thế hãy trang bị cho mình những vũ khí đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa chuyện xấu xảy ra.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY