Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Khuyến cáo phụ huynh đưa con em tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (CDC) khuyến cáo phụ huynh đưa con em tiêm vắc-xin và giữ vệ sinh chung để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Cụ thể, trong tháng 9, tphcm ghi nhận 6.573 ca bệnh tay chân miệng, tăng gấp 2 lần so với số ca của tháng 8. từ đầu năm đến nay thành phố có 85 ổ dịch phát sinh trong trường học. bệnh chủ yếu xuất hiện ở nhóm trẻ 0-3 tuổi (chiếm 90%).

Cùng với đó, trong tháng 9, TPHCM ghi nhận 136 ca mắc sởi. Tích lũy trong 9 tháng đầu năm 2019, TP có 6.192 ca mắc sởi, trong khi cùng kỳ năm 2018 chỉ 99 ca. Trong hơn 6.000 ca mắc sởi, có 51% chưa được tiêm chủng và 48% chưa rõ tiền sử tiêm chủng.

Để hạn chế dịch bệnh tiếp tục tăng cao, từ nay đến cuối năm 2019, ngành y tế thành phố hồ chí minh tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, tại các phường, xã.

Cần hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên để phòng bệnh lây nhiễm.

Đồng thời, ngành khuyến khích các địa phương tăng xử phạt cá nhân, tập thể vi phạm nghị định 176/2013/ nđ-cp để phát sinh ổ dịch trong cộng đồng. ngành y tế tiếp tục giám sát công tác tiêm chủng mở rộng, phụ huynh đưa con em đến trạm y tế tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Theo các chuyên gia, sởi là một cấp tính do vi rút sởi gây ra. bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm.

Bệnh sởi lây qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của người bệnh bắn ra không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của người bệnh.

Cần tiêm phòng cho trẻ đúng lịch.

Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… chính vì vậy bệnh dễ lây thành dịch. Giai đoạn người bệnh có khả năng lây bệnh cho người khác là từ 5 ngày trước cho tới 5 ngày sau giai đoạn phát ban của người bệnh.

Bất kể ai từ người lớn đến trẻ nhỏ chưa từng tiêm phòng hoặc chưa bị có tiếp xúc với người bị đều có nguy cơ mắc bệnh. trong đó trẻ dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ mắc cao nhất.

Để phòng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch, 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi).

Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn

Lịch chủng ngừa sởi: mũi 1: 9 tháng, mũi 2: 15 – 18 tháng, có thể lặp lại mũi 3 lúc 4 – 6 tháng tuổi. Khoảng cách tối thiểu của 2 mũi là 1 tháng.

Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.

Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân: người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho người bệnh , người chăm sóc , tiếp xúc gần và nhân viên y tế.

Hạn chế tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm người bệnh đối với người bệnh. Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.

Nguyễn Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/khuyen-cao-phu-huynh-dua-con-em-tiem-vac-xin-phong-ngua-cac-benh-truyen-nhiem-n164579.html)

Tin cùng nội dung

  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY