Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Kịch bản vaccine không thể đẩy lùi Covid-19

Các nhà khoa học lo ngại vaccine không thể giúp thế giới đạt miễn dịch cộng đồng do rào cản phân phối, thái độ hoài nghi của công chúng và các biến thể nCoV.

Tháng 8/2020, nga tiên phong phê duyệt vaccine covid-19 sputnik v do các nhà khoa học trong nước điều chế. đến tháng 11-12/2020, hàng loạt quốc gia khác như anh, mỹ và khối liên minh châu âu chấp thuận vaccine của moderna, astrazeneca và pfizer.

Khi thế giới ghi nhận 100 triệu ca nhiễm và 2 triệu ca Tu vong, vaccine mở ra hy vọng về miễn dịch cộng đồng toàn cầu trong cuộc chiến chống Covid-19. Song đến nay, các chuyên gia cảnh báo đây có thể chỉ là "viễn cảnh màu hồng".

Mike ryan, người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của tổ chức y tế thế giới (who), đưa ra kịch bản khác: tiêm chủng diện rộng là chưa đủ để ngăn chặn sự lây nhiễm của ncov, ít nhất trong tương lai gần. một số chuyên gia thậm chí bi quan hơn, cho rằng virus có thể không bao giờ bị tiêu diệt. theo ông ryan, tiêu chuẩn thành công không phải miễn dịch cộng đồng, mà là "ngăn chặn covid-19 gây Tu vong, khiến người bệnh nhập viện, phá hủy đời sống kinh tế, xã hội".

Pfizer-BioNTech và AstraZeneca vẫn gặp trục trặc trong khâu sản xuất, phân phối. EU chịu đòn giáng mạnh sau khi AstraZeneca cắt giảm một nửa lượng hàng giao trong quý đầu tiên, đang xem xét hạn chế xuất khẩu vaccine ra ngoài khối, làm dấy lên lo ngại các liều tiêm sẽ về tay những quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Đến ngày 31/1, Liên minh thu hồi quyết định này. Canada và Singapore đều bị ảnh hưởng bởi việc Pfizer trì hoãn phân phối các lô hàng do phải nâng cấp một nhà máy ở Bỉ.

Những lọ vaccine của Pfizer tại một điểm tiêm chủng ở Hong Kong. Ảnh: AFP

Các chuyên gia cho rằng hãng dược có thể khắc phục những sự cố này, dù không phải trong thời gian ngắn. Benjamin Cowling, giáo sư dịch tễ học và thống kê sinh học tại trường y tế công cộng của Đại học Hong Kong, cho rằng nhà sản xuất đang đánh giá quá cao năng lực cung ứng của họ.

"Đây là thị trường cạnh tranh và mọi công ty đều muốn tối đa hóa thị phần. Đưa ra nguồn cung thấp có thể ép giá các lô vaccine", ông nói.

Trong khi đó, Teo Yik Ying, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock, Đại học Quốc gia Singapore, cho biết việc trì hoãn sản xuất không phải là vấn đề lâu dài. Theo ông, các hãng dược cuối cùng sẽ có đủ lượng hàng hóa cung cấp cho những người muốn tiêm chủng.

Lawrence Gostin, giáo sư Đại học Georgetown, người đứng đầu Trung tâm Hợp tác WHO về Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu, cho rằng viễn cảnh miễn dịch cộng đồng nhờ vaccine là "hoàn toàn thiếu thực tế". Ông nhận định các nước thu nhập thấp khó hoàn thành chương trình tiêm chủng đại trà trước năm 2021 do điều kiện kinh tế và sự khan hiếm nguồn cung.

"Khi đó, virus vẫn có thể trở thành dịch bệnh đặc hữu", ông nói thêm.

Nghiên cứu gần đây của The Economist Intelligence Unit chỉ ra rằng trong số các nền kinh tế thuộc châu Á - Thái Bình Dương, chỉ Hong Kong, Singapore và Đài Loan được cho là có tỷ lệ tiêm chủng bao phủ khoảng 60% dân số vào quý 4 năm nay. Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đạt mục tiêu này vào quý 2. Những quốc gia thu nhập thấp hơn như Myanmar và Campuchia (với GDP bình quân đầu người bằng một phần mười Singapore) có thể mất ít nhất 4 năm, tới 2025 hoặc xa hơn, mới hoàn thành tỷ lệ này.

Ngay cả khi phân phối chỉ là vấn đề ngắn hạn, về lâu dài, những rào cản lớn khác là hậu cần, vận chuyển và thái độ hoài nghi của công chúng. Đây là thử thách đối với cả những nền kinh tế lớn nhất. Cuộc khảo sát ở Hong Kong vào tháng 1/2021 cho thấy khoảng một nửa dân số không có ý định dùng vaccine.

Nhiều người không đủ điều kiện y tế để tiêm chủng, số khác khó tiếp cận chương trình vì vị trí địa lý hoặc kinh tế xã hội. WHO cũng khuyến cáo người có tiền sử dị ứng, phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng vaccine Pfizer-BioNTech. Jeremy Rossman, giảng viên cao cấp về virus của Đại học Kent, cho biết chi phí tiêm chủng có thể "đắt khủng khiếp", ngay cả với những nước giàu có nhất.

Người già tại Viện dưỡng lão Estella, miền bắc Tây Ban Nha, được tiêm vaccine Pfizer, tháng 1/2021. Ảnh: AP

Giới khoa học đặc biệt lo ngại về sự xuất hiện của biến thể virus Nam Phi. Biến thể B.1.351 mang ba đột biến (E484K, K417N và N501Y) tại các vùng quan trọng của gene - nơi tạo ra protein gai dùng để gắn vào tế bào người. Trong đó, E484K có khả năng làm giảm độ nhận biết của kháng thể người với virus.

"như vậy, nó giúp ncov vượt qua hàng rào miễn dịch sinh ra bởi vaccine", francois balloux, giáo sư sinh học, đại học college london, cho biết.

Vaccine của J&J cho hiệu quả 72% trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối tại Mỹ, song con số này giảm xuống còn 57% khi gặp biến thể Nam Phi. Novavax trải qua tình trạng tương tự, độ bảo vệ của các liều tiêm giảm từ 89% xuống còn 49%. Ngay cả trước khi có kết quả này, các thử nghiệm cũng cho thấy vaccine kém hiệu quả hơn với B.1.351.

Các nhà khoa học cảnh báo biến thể nam phi khiến cuộc chiến của nhân loại với covid-19 kéo dài hơn rất nhiều. vaccine thế hệ đầu có khả năng không còn hoạt động tốt trong tương lai, buộc giới khoa học tinh chỉnh hoặc phát minh sản phẩm mới. nó cũng có thể biến covid-19 thành một mầm bệnh theo mùa, như cúm, cần tiêm chủng nhắc lại hàng năm.

Thục Linh (Theo SCMP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/kich-ban-vaccine-khong-the-day-lui-covid-19-4229287.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY