Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, tỷ lệ mắc COPD đang có xu hướng gia tăng do các yếu tố nguy cơ như: ô nhiễm môi trường, hút Thu*c lá. Các hóa chất trong khói Thu*c lá gây ra hiện tượng viêm, xơ hóa hoặc tạo thành sẹo trong phổi, phá hủy tính đàn hồi giúp phổi co thắt lúc thở. Khói Thu*c còn gây hại tới phế nang, các túi khí nhỏ phía cuối đường hô hấp ngăn cản ô xy được hấp thụ vào máu.
Các nghiên cứu cho thấy, 75% người mắc COPD sẽ bị hạn chế trong sinh hoạt hằng ngày; 73% bệnh nhân (BN) COPD bị khó thở ít nhất 2 lần một tuần; Hơn 50% BN COPD bị mất ngủ do các triệu chứng như: ho, khó thở. Đợt cấp khiến chức năng phổi suy giảm nhiều hơn, tăng nguy cơ nhập viện và nguy cơ Tu vong.
Ở Việt Nam, COPD chiếm tỷ lệ khoảng 7,1% ở nam và 1,9% ở nữ từ 40 tuổi nhưng đa phần BN ở giai đoạn sớm chưa được kiểm soát. Chẩn đoán và điều trị sớm COPD rất quan trọng để bảo toàn chức năng phổi, làm chậm tiến triển nặng của tổn thương phổi. Hiện tại, các đơn vị đang cập nhật phác đồ điều trị giúp tăng hiệu quả kiểm soát bệnh (giãn phế quản kéo dài, cải thiện triệu chứng, cải thiện chức năng phổi và chất lượng cuộc sống) mà không làm tăng thêm các tác dụng bất lợi của Thu*c.